Thứ ba 21/01/2025 08:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thị trường BĐS Hà Nội: Chọn kênh đầu tư kênh nào trong năm 2014

07:07 | 16/01/2014

Theo Báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn bất động sản CBRE, thị trường căn hộ bán tiếp tục chứng kiến hoạt động chào bán thận trọng với 1.400 căn, giảm 30% so với quý trước. Trong khi đó, hoạt động chào bán lại diễn ra rất sôi động, do chủ đầu tư tập trung giải quyết hàng tồn kho hơn là tung sản phẩm mới. Có thể nói đây cũng là khoảng thời gian để cho các nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư phù hợp cho mình.

Theo bộ phận Nghiên cứu và Phân tích của Savills Việt Nam, mảng căn hộ để bán có nhiều điều để nói nhất trong quý 4 năm 2013, và cũng là câu chuyện hấp dẫn của quý với khoảng 2.400 căn hộ được tung ra thị trường, nâng tổng nguồn cung sơ cấp lên 11.500 căn, tăng 15% so với quý trước đó. Đây cũng là quý mà phân khúc căn hộ để bán hoạt động sôi động nhất trong năm với tỷ lệ hấp thụ đạt 11%, cao gần gấp đôi các quý trong năm. Căn hộ hạng C, loại căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2, vẫn chiếm lĩnh thị trường với 65% thị phần, có tỷ lệ giao dịch thành công cao nhất, đạt 14%. Tuy nhiên, lượng căn hộ bán được đều nằm ở những dự án có vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín và có chính sách bán hàng linh hoạt như có bán thô, có hỗ trợ tài chính cùng các hình thức khuyến mại. Chuyên gia nghiên cứu bất động sản Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: Thị trường sôi động hơn, số căn hộ tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp, thị trường còn thận trọng và những dự án bán được là do phương án như bán thô, hỗ trợ giao dịch….

Nhìn chung về thị trường căn hộ, Savills cho rằng 2013 là năm có sự khác biệt so với 2012, vì có sự nhích lên ở thời điểm cuối năm về tính thanh khoản chứ không chỉ đi ngang như năm ngoái. Tuy nhiên, nếu tính từ 2008 đến nay, thì giá trung bình căn hộ bán tại Hà Nội đang ở mức thấp nhất trong 5 năm qua, giảm khoảng 21%. Theo đánh giá chung thì thị trường bất động sản quý 4 năm 2013 khởi sắc hơn, là do quy luật tăng cầu cuối năm,

với sự chuẩn bị của cả chủ đầu tư và người mua từ những quý trước. Do đó, chưa thể chắc chắn tốc độ này sẽ tiếp tục được duy trì trong suốt năm 2014 và thị trường chỉ có thể làm cơ sở cho năm 2015, chứ chưa thể ấm lên nhanh chóng. Về phía người mua thì năm nay, khách hàng sẽ tiếp tục có điều kiện tìm mua những căn hộ sắp được bàn giao, chất lượng tốt, vị trí thuận tiện và chủ đầu tư uy tín. Ông Trần Như Trung, phó Giám đốc Công ty tư vấn bất động sản Savills Hà Nội nhận định: Năm 2014 hàng loạt tín hiệu tích cực như tín dụng tăng là hỗ trợ rất quan trọng, năm qua nhiều chính sách hỗ trợ bất động sản được đưa ra và năm nay cần triển khai mạnh mẽ.

Nối tiếp quý 3 với lượng căn hộ hoàn thiện kỷ lục, quý 4/2013 cũng ghi nhận một lượng hoàn thiện lớn, đạt 7.500 căn. Phần lớn nguồn cung này đến từ các dự án quy mô như Đại Thanh, The Sparks (trước đây là Lê Văn Lương Residential) và Mandarin Garden.

Một diễn biến nổi bật trong quý là việc các chủ đầu tư chuyển hướng tập trung từ các sản phẩm giá thấp (dưới 20 triệu/m2) sang sản phẩm giá trung, khoảng 20-30 triệu/m2. Lần đầu tiên sau 2 năm, sản phẩm giá thấp không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn cung chào bán mới. Điều này có thể được xem như động thái mới của chủ đầu tư khi thị hiếu của thị trường chuyển hướng sang các sản phẩm giá trung. Vấn đề đặt ra là, trước diễn biến này của thị trường, năm 2014, nhà đầu tư nên lựa chọn kênh nào? Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành CBRE, có ngay câu trả lời: Chắc chắn sẽ đầu tư vào BĐS, so với trước đây 12 tháng, diễn biến thị trường đã khá rõ ràng. BĐS nào có khả năng cho thuê cao hay có thể giao dịch trong thời gian tới. So sánh với thị trường vàng, chứng khoán rất nhiều rủi ro. Còn BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư. Nếu đầu tư vào vàng hay chứng khoán thì ngắn hạn hơn, còn đầu tư vào BĐS, nhà đầu tư cần lựa chọn đây là kênh đầu tư lâu dài.

Mặt khác, ông Richard Leech cũng nhận định, các chủ đầu tư sẽ phải tiếp tục có các điều chỉnh về giá. Bởi lẽ, “chủ các tòa nhà tiếp tục gặp phải sự cạnh tranh từ các công trình mới đi vào hoạt động, do đó giá vẫn là chiến lược được sử dụng để thu hút khách”. Rõ ràng, trong bối cảnh nền kinh tế vừa qua khủng hoảng, các doanh nghiệp đang từng bước phục hồi chậm. Do vậy, việc triển khi đầu tư xây dựng các dự án cần xem xét và tính toán kỹ, nhất là cần đảm bảo yếu tố cung – cầu, như phân tích của ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Tasco: DN đang có dấu hiệu phục hồi chập chững. Cầu của thị trường đang một thời gian rất cao. Đầu tư vào lĩnh vực nào để sản phẩm đó bán được trên thị trường, DN phải tính toán và nhà tín dụng tính toán thì DA đó mới hoàn thiện được và đưa vào sử dụng, mới tạo nên sự phát triển và phục hồi.

Bên cạnh đó ngay trong quý 4 năm 2013, một tín hiệu tích cực mới được Savills ghi nhận là xuất hiện xu hướng chủ đầu tư đổi tên dự án để nâng cao nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Đi đầu là Vin-group với việc thành lập thương hiệu Vin-homes và áp dụng thương hiệu này cho tất cả các dự án của họ. Tập đoàn Nam Cường cũng thành lập thương hiệu The Sparks. Xuân Mai Tower cũng đã được đổi tên thành Xuân Mai Park State. Một thông tin khác được Savills đánh giá là cũng có thể thúc đẩy nhu cầu nhà ở trong tương lai, là theo Nghị định 11 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 20 giữa Bộ xây dựng và Bộ tư pháp, thì từ ngày 5/1 năm nay, cho phép chủ đầu tư bán đất nền phân lô đã được đầu tư xây dựng hạ tầng mà không cần thiết phải xây thô. Quy định mới này sẽ khiến thị trường bất động sản có những động thái tích cực hơn, kể cả đối với phân khúc trầm lắng nhất hiện nay là biệt thự và nhà liền kề./.

Thanh Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load