Thứ tư 24/04/2024 21:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thế hệ mới ngành Xây dựng cần am hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp

17:12 | 18/11/2020

(Xây dựng) - Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn là hành lang kỹ thuật, đóng vai trò quan trọng trong định hình sự tồn tại, phát triển của công trình xây dựng, đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư công trình xây dựng. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân lực rất lớn với đầy đủ năng lực làm việc, phải hiểu rõ cũng như cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong cả lĩnh vực nghiên cứu lẫn ứng dụng thực hành.

the he moi nganh xay dung can am hieu ve tieu chuan quy chuan ky thuat xay dung nham dap ung yeu cau ngay cang cao cua doanh nghiep
Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay rất quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Ảnh: T/L).

Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.

Còn tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong đó, tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.

Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần hiểu và áp dụng đúng các QCVN, TCVN; tiếp cận thông tin cập nhật, công nghệ tiên tiến thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phù hợp với những yêu cầu của quản lý Nhà nước, xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn được hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc chủ động cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước…

Trước nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cao của ngành Xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng hiện nay rất quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo cơ hội cũng như môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại cho những người trẻ, sinh viên mới ra trường mong muốn được làm việc trong ngành Xây dựng.

Những kỹ sư, kiến trúc sư tương lai được đào tạo tại các trường chuyên ngành Xây dựng, Kiến trúc khi ra trường được trang bị đủ kiến thức không chỉ về chuyên môn, mà còn được tìm hiểu về chính sách công và quản trị công, về cơ bản kinh doanh, về khoa học xã hội (kinh tế, xã hội học) và về cách ứng xử có đạo đức.

Bên cạnh đó, họ còn được huấn luyện các kỹ năng (skills) như: Cách sử dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản (phân tích thống kê, máy tính, tiêu chuẩn quy phạm, giám sát và theo dõi dự án), cách quản lý các nhiệm vụ, dự án và chương trình trong khuôn khổ ngân sách và tiến độ đã định, cách giao tiếp với cộng đồng một cách nhẫn nại, biết lắng nghe và có khả năng thuyết phục...

Tuy nhiên, khi vào làm nghề, bên cạnh những kiến thức sách vở, kỹ năng đã được học trong các trường đại học, các viện đào tạo chuyên ngành thì bắt buộc họ phải trang bị cho mình thêm những kiến thức thực tế, trong đó không thể thiếu việc cập nhật, nắm rõ những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho công việc của mình.

Là chủ một doanh nghiệp xây dựng, ông Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Hợp Thành cho biết, việc tổ chức đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Hệ quả là khi ra trường, người học phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc.

Do đó, trong quá trình tuyển dụng đến khi vào làm chính thức, công ty thường xuyên mở những lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại về chuyên môn, các khóa tập huấn về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới nhất để các cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật nắm bắt, cập nhật và áp dụng đúng trong công việc.

Nhưng để có thể nắm rõ, am hiểu các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành Xây dựng, những cán bộ, kỹ sư, kiến trúc sư trẻ cũng cần phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành, không ngừng học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu và tìm tòi, tiếp cận các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, từ đó vận dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đưa vào thực tiễn công việc…

Bên cạnh đó, để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, dưới góc độ quản lý, các cơ quan Nhà nước cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cường giải pháp đào tạo nội dung yêu cầu theo địa chỉ theo cơ chế đặt hàng để cả cán bộ và công nhân ra trường có việc làm ngay, không phải đào tạo lại; tăng cường các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức mới, nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với trường dạy nghề, cần có cơ chế chính sách và nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho giảng dạy sát với yêu cầu thực tế, tạo cơ chế chính sách đãi ngộ với các thợ bậc cao, thợ cả truyền nghề cho lớp trẻ…

Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load