Thứ năm 28/03/2024 19:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thấy gì từ mức lương "nghìn đô" của giảng viên đại học?

14:44 | 16/09/2022

Tăng chi trả cho giảng viên cùng lúc chia sẻ gánh nặng học phí với sinh viên là những bài toán khó, song không phải là không thể.

Dịp vừa rồi gặp lại bạn cũ đang công tác, giảng dạy ở các trường đại học trong nước, một số người chia sẻ với tôi rằng, mặc dù vất vả bảo vệ xong thạc sĩ rồi tiến sĩ nhưng mức lương nhận được với họ vẫn đang đúng nghĩa "3 cọc 3 đồng".

Ngoài lương (phụ thuộc vào hệ số thâm niên, hệ số ưu đãi, hệ số chức vụ) thì trong cơ cấu thu nhập của giảng viên có thêm khoản đứng lớp. Phần tăng thêm này thường phụ thuộc vào số giờ dạy thêm, lượng sinh viên theo học… Thế nhưng, ngay cả khi cộng thêm phụ cấp, thu nhập hàng tháng của giảng viên một trường đại học lớn có khi cũng chẳng đến 10 triệu đồng.

Nếu như không làm thêm (dịch thuật, viết lách), không tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo ngắn hạn hay tập trung nghiên cứu, viết bài báo khoa học... thì việc trang trải cuộc sống đối với một giảng viên đại học thật sự chật vật. Không ít người buộc phải bỏ nghề, chuyển công tác vì danh xưng không đổi lấy được cơm ăn, áo mặc hàng ngày.

Tuy nhiên, lương giảng viên đại học không phải ai cũng giống ai, trường nào cũng như trường nào. Trong cùng một lĩnh vực giảng dạy, lương, thu nhập của giáo viên giữa các trường đại học dựa vào ngân sách Nhà nước và các trường tự chủ tài chính đang cho thấy có một khoảng cách, chênh lệch lớn.

thay gi tu muc luong nghin do cua giang vien dai hoc
Thu nhập bình quân của giảng viên/năm từ trên 60 triệu đồng tới trên 400 triệu của 134 cơ sở giáo dục đại học, tương quan giữa năm 2018 và 2012 (Ảnh: Chụp lại báo cáo của Bộ GD-ĐT).

Theo phản ánh của báo Dân trí, sau một thời gian thực hiện tự chủ, mức lương giảng viên nhiều trường đại học đã tăng "chóng mặt" lên cả nghìn USD và mức vài nghìn USD cũng không còn là của hiếm.

Đơn cử như tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, năm 2019, chỉ sau 3 năm thực hiện tự chủ, thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng 150%. Thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên tăng từ 15 triệu/tháng lên 22 triệu/tháng. Thu nhập bình quân của phó giáo sư là 63 triệu đồng/tháng, tiến sĩ là 33 triệu đồng/tháng, có người còn đạt tới mức 100 - 200 triệu đồng/tháng. Từ đó đến nay, thu nhập của giảng viên, nhân viên tại trường vẫn không ngừng tăng, mới nhất tăng thêm 2 - 3 triệu đồng/người tùy vị trí, chức danh, thâm niên.

Những tín hiệu này cho thấy sự vận động đi lên trong cải thiện thu nhập người dạy học sau khi thực hiện tự chủ bậc đại học. Với các cán bộ, giảng viên đại học, cùng với quá trình tạo ra giá trị cho xã hội thì được hưởng mức thu nhập thỏa đáng là điều cần thiết.

Tuy nhiên, việc tăng thu nhập của giáo viên ở các trường đại học tự chủ ở ta cho đến nay vẫn chủ yếu đến từ học phí, nguồn thu từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Khi học phí vẫn là nguồn tài chính chủ yếu để các nhà trường chi trả cho xây dựng cơ sở vật chất và lương, thưởng giáo viên, thì ở chiều ngược lại sẽ dồn gánh nặng cho người học.

Thiết nghĩ, trong tự chủ đại học, việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho giảng viên hoàn toàn cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là nguồn lực không nên chỉ dựa vào học phí.

Trả lời báo chí, GS Trương Nguyện Thành (Đại học Utah, Hoa Kỳ) cho hay nguồn thu của các trường đại học ở nước này đến từ nhiều kênh khác nhau, trong đó học phí chỉ là một phần. Đó có thể từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tài trợ, từ đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, từ quỹ đầu tư của nhà trường… Còn theo báo cáo của Trường Kinh doanh Harvard thì nguồn thu hàng năm khá đa dạng, trong đó có phần đáng kể dựa vào xuất bản, nghiên cứu.

Việc trường đại học ở Việt Nam đa dạng hóa nguồn thu là không dễ, nhưng không thể không tính đến, không hướng đến khi phấn đấu mở rộng tự chủ đại học.

Hàng năm ngành giáo dục nên rà soát và đưa ra đánh giá chất lượng, xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng các trường đại học trong cả nước. Theo đó, các trường dựa trên chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất để đưa ra mức học phí phù hợp. Người học cũng căn cứ vào các tiêu chí này và mức học phí để chọn lựa.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ dự kiến ban hành nghị quyết điều chỉnh một số nội dung của Nghị định 81/2021 theo hướng giữ ổn định học phí đại học công lập như năm 2021. Đây trước hết là tin vui với các em sinh viên nghèo, con em những gia đình lao động thu nhập thấp.

Tuy nhiên, câu chuyện học phí liên quan đến lương của giảng viên, trong bối cảnh lương của giảng viên tại các trường tự chủ tăng lên và tạo ra độ vênh lớn so với các trường dựa vào ngân sách thì khó tránh khỏi xảy ra hiện tượng "chảy máu" chất xám. Giảng viên giỏi sẽ rời khỏi các trường đại học công lập chưa tự chủ, tương tự như vấn đề bác sĩ xin nghỉ việc ở bệnh viện công thời gian qua.

Tăng chi trả cho giảng viên cùng lúc chia sẻ gánh nặng học phí với sinh viên là những bài toán khó, song không phải là không thể. Khuyến khích tự chủ, cho phép thành lập nhiều hơn các trường tư không đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò của nguồn lực ngân sách Nhà nước với giáo dục đại học.

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam tính trên GDP hiện mới chỉ từ 0,25-0,27%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực từ 0,6-1%. Như vậy, khuyến khích tự chủ nhưng Nhà nước vẫn cần tăng ngân sách chi cho giáo dục đại học để giảm gánh nặng cho người học và xã hội. Chúng ta cũng cần tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ về tín dụng đầu tư, tín dụng sinh viên… nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người dân.

Về phía các nhà trường, suy cho cùng, dù là trường ở nhóm tự chủ hay không, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách cũng như từ học phí, cần chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm các nguồn hợp pháp khác dựa trên thế mạnh của mình. Đây mới là con đường phát triển bền vững.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - Đan Mạch, phối hợp với trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi”. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ toàn diện về tiềm năng phát triển nghề nghiệp của nhân sự Việt trong ngành Điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện đang trong giai đoạn tương đối sơ khai của Việt Nam.

  • Quảng Nam: Tiến độ dự án trường học 61 tỷ đồng được điều chỉnh thời gian hoàn thành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Quế Sơn từ năm 2019-2024 và yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Quế Sơn tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

    (Xây dựng) - Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.

  • Quảng Ninh: Gấp rút hoàn thành xây dựng trường THPT chất lượng cao thứ hai của thành phố Hạ Long

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tranh thủ mùa khô gấp rút thi công để hoàn chỉnh phần thô, hạng mục ngoại thất công trình xây dựng trường THPT Ngô Quyền ở phường Hà Khánh. Đây là ngôi trường thứ hai của thành phố xây dựng theo Đề án đầu tư 22 trường THPT chất lượng cao của Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025.

  • Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thi công trường THPT Chuyên

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, các đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án xây dựng trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới. Quyết tâm đưa công trình trọng điểm này vào sử dụng trước thềm năm học mới 2024 - 2025.

  • Thái Nguyên: Lý do Dự án xây dựng trường THPT Lý Nam Đế chưa được đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) – Lý giải về việc Dự án đầu tư xây dựng trường THPT Lý Nam Đế tại phường Tân Hương (thành phố Phổ Yên) được phê duyệt năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng xong, UBND thành phố Phổ Yên cho biết là do dự án điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư một số hạng mục để đảm bảo đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình, cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy.

Xem thêm
  • Lễ hội Hạnh phúc TH School 2024 - Nơi khám phá hạnh phúc đích thực

    (Xây dựng) - Sự kiện Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024, với chủ đề “Nơi hạnh phúc bừng nở - Where happiness blooms”, do thầy và trò hệ thống Trường TH School tổ chức vừa tưng bừng diễn ra trong ngày hôm nay (16/3). Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa - nghệ thuật - thể thao - trò chơi trí tuệ - ẩm thực quốc tế… đã mang tới “bữa tiệc đa giác quan” cho hơn 1.600 người tham gia, khám phá niềm vui hạnh phúc và sự gắn kết tình thân.

    06:41 | 17/03/2024
  • Trung tâm đào tạo cơ điện HTS - Nơi đào tạo chuyên nghiệp MEP và ứng dụng vào thực tiễn công việc

    (Xây dựng) - Trung tâm đào tạo cơ điện HTS là một trong những trung tâm đào tạo lĩnh vực cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là khu vực TP. HCM. Với gần 10 năm hoạt động, trung tâm đã cung cấp hơn 2.000 học viên cho thị trường xây dựng cả nước. Trong số đó, nhiều bạn hiện đang là kỹ sư, quản lý cơ điện tại nhiều công ty lớn tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

    09:21 | 13/03/2024
  • Agribank cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh Giáo dục tài chính

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Agribank tích cực chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình Giáo dục tài chính để học sinh, sinh viên có hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số như hiện nay.

    16:57 | 12/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Đào tạo khóa cao học đầu tiên chuyên ngành kỹ thuật xây dựng

    (Xây dựng) - Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng vừa tổ chức khai mạc Hội đồng bảo vệ đề cương chi tiết cho 30 học viên cao học khóa I (2022-2024) chuyên Kỹ thuật xây dựng. Tham dự buổi lễ có: TS. Trương Công Bằng – Phó Hiệu trưởng, TS. Đỗ Thị Mỹ Dung – Trưởng Khoa Xây dựng, các cán bộ giảng viên tham gia Hội đồng đánh giá đề cương, cán bộ hướng dẫn khóa học, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, trung tâm và 30 học viên cao học khóa I.

    16:09 | 10/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Nhiều học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh

    (Xây dựng) - Ngày 10/3, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ do Báo Tuổi trẻ tổ chức. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh cùng phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài.

    16:00 | 10/03/2024
  • Sẽ thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả

    (Xây dựng) - Sáng 7/3, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Đèo Cả và trường Đại học Đông Á chính thức ký kết thoả thuận hợp tác về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, cụ thể hoá việc thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả dự kiến trong tháng 4/2024 sắp đến. Mục tiêu hợp tác nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Đèo Cả và cho ngành Giao thông Vận tải dựa vào khả năng, thế mạnh của các bên về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, cơ sở vật chất.

    20:24 | 07/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (Chu kỳ 2)

    (Xây dựng) – Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Bộ Xây dựng) vừa mới tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2). Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quang Giao - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục, Đại học Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cho trường Đại học Xây dựng miền Tây.

    17:06 | 07/03/2024
  • Vĩnh Phúc: Khởi công dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương

    (Xây dựng) – Sáng 6/3, UBND huyện Tam Dương tổ chức khởi công Dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ 31, nhiệm kỳ 2025-2030.

    17:37 | 06/03/2024
  • Khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại Meyhomes Capital Phú Quốc

    (Xây dựng) - Trường liên cấp đầu tiên tại Phú Quốc - Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công ngày 1/3/2024 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đảo Phú Quốc từ năm 2026.

    15:11 | 04/03/2024
  • Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

    (Xây dựng) – Mới đây, INSEE Việt Nam đã phối hợp cùng Lãnh đạo xã Bình Trị (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) tổ chức Lễ Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) Bình Trị. Đây là dự án Quán quân Cuộc thi INSEE Prize 2022 từ nhóm thí sinh Trường Đại học Quốc gia – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:14 | 29/02/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load