Thứ tư 22/01/2025 02:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Tháo gỡ vướng mắc cho Dự án Khu đô thị Làng Đại học Đà Nẵng

14:34 | 24/04/2019

Đây là dự án có quy mô lớn, phức tạp, do quy hoạch treo nhiều năm trong khi vốn ngân sách Nhà nước khó khăn, liên quan đến nhiều bộ, ngành và hai địa phương nên thủ tục phức tạp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Chiều ngày 23/4 tại TP. Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng về định hướng phát triển của Đại học Đà Nẵng, tiến độ triển khai Dự án Khu đô thị Làng Đại học Đà Nẵng.

Báo cáo với đoàn công tác Bộ GD&ĐT về tiến độ Dự án, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết: Hiện đã trình Thủ tướng “Đề án Phát triển tổng thể Đại học Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035”; “Đề án thành lập trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu đô thị Làng Đại học Đà Nẵng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch 1/2000. Hiện nay, Đại học Đà Nẵng đã thông báo mời thầu lựa chọn tư vấn để lập Quy hoạch 1/2000. Đại học Đà Nẵng cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan của TP. Đà Nẵng và Quảng Nam rà soát thực tế và có báo cáo đề xuất bổ sung nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn dự phòng trung hạn giai đoạn 2018 – 2020 trên 1.500 tỷ đồng, trong đó ưu tiên giải phóng mặt bằng và đã được Chính phủ thống nhất bố trí 1.000 tỷ đồng, đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét phê duyệt.

Đại học Đà Nẵng đã làm việc với Ngân hàng thế giới hoàn thành đề xuất dự án vay vốn ODA với số tiền 100 triệu USD cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM, gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng…

Tuy nhiên, đây là dự án có quy mô lớn, phức tạp, do quy hoạch treo nhiều năm trong khi vốn ngân sách Nhà nước khó khăn và liên quan đến nhiều bộ, ngành và hai địa phương nên thủ tục đầu tư phức tạp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Về phương án tái định cư, Đại học Đà Nẵng và lãnh đạo hai địa phương đã thống nhất phương án bố trí đủ quỹ đất để di dời cho toàn bộ phạm vi quy hoạch cần giải phóng mặt bằng. Hiện tại, các cơ quan chức năng của hai địa phương đang lập phương án quy hoạch tổng thể khu tái định cư, lấy ý kiến cộng đồng để hoàn thiện, trình lãnh đạo phê duyệt làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết: Cái khó nhất hiện nay là giải tỏa, tái định cư. Đà Nẵng đã chủ động giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất đầu tư ngay khu đất 22 ha, dùng ngân sách của Thành phố để giải quyết trước đã. Có tái định cư rồi thì giải tỏa sẽ nhanh. Thế nhưng, hiện nay vẫn chưa xác định được chi phí đền bù của Quảng Nam bao nhiêu, Đà Nẵng bao nhiêu, giải ngân thế nào? Đề nghị Bộ có kế hoạch cụ thể và Đại học Đà Nẵng phải có bộ phận chuyên trách chỉ tập trung giải quyết những vấn đề này”, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành và sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp tích cực của chính quyền Đà Nẵng và Quảng Nam, Dự án Khu đô thị Làng Đại học Đà Nẵng sau 20 năm tạm dừng đã có hướng đi và sẽ đi nhanh.

“Phía trước sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Đại học Đà Nẵng đã thành lập Ban quản lý dự án, đảm trách các công việc có liên quan đến Dự án nên thời gian tới cần tăng cường năng lực của các thành viên trong ban, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Hằng tháng, Đại học Đà Nẵng cần có báo cáo tiến độ các công việc đã triển khai của dự án, những đề xuất, giải pháp… về Bộ GD&ĐT để bộ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.

Theo Lưu Hương/Chinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về đất đai

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất. Qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với các hành vi không đăng ký đất đai; lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất; sử dụng đất không đúng mục đích…

  • Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 5/15 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 2.377/12.000 căn và 1 dự án nhà lưu trú công nhân hoàn thành 1 phần, với quy mô 368 căn.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Đã giải quyết khó khăn để cấp sổ hồng cho 27.500 căn hộ

    (Xây dựng) - Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) đã tổ chức 12 cuộc họp về 66 dự án. Kết quả, đã tháo gỡ 41/66 dự án khó khăn, vướng mắc với số lượng căn hộ là 27.575 và 655 ô đậu xe ôtô, 1 tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.

  • Vĩnh Phúc: Bảng giá đất năm 2025 chính thức có hiệu lực từ ngày 20/01

    (Xây dựng) – Từ ngày 20/01/2025, bảng giá đất mới được áp dụng năm 2025 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành chính thức hiệu lực. Theo nhận định, giá đất mới sẽ tác động lớn đến thị trường bất động sản.

  • Hà Nội: Áp dụng đơn giá xây dựng nhà ở mới từ ngày 25/1/2025

    (Xây dựng) - Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

  • Người sử dụng đất có được tự lập bản vẽ tách, hợp thửa đất?

    (Xây dựng) - Bà Vũ Lan Phương (Lào Cai) hỏi, bản vẽ tách thửa, hợp thửa đất mà người sử dụng đất tự lập có đủ điều kiện để nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ hay không?

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load