Thứ sáu 29/03/2024 13:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cần một giải pháp tổng thể để giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến giá thép xây dựng

17:17 | 17/06/2021

(Xây dựng) – Thực trạng dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường và giá một số vật liệu xây dựng có xu hướng tăng cao không theo quy luật tăng giá thông thường. Để có giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động giá vật liệu xây dựng và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng hội Xây dựng Việt Nam; Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam; Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam về việc thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

can mot giai phap tong the de giam thieu tac dong cua dich covid 19 den gia thep xay dung
Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương theo dõi cập nhật thường xuyên biến động giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu.

Đề nghị các ban, ngành cùng vào cuộc

Tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định “UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng công bố giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết”. Tuy nhiên thời gian gần đây, giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến và không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng. Trước thực trạng tại nhiều địa phương, các Sở Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng còn chậm, chưa cập nhật kịp thời biến động giá hoặc đã cập nhật nhưng chưa sát diễn biến thị trường. Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá mới, tránh tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá vật liệu xây dựng.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Đối với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan cần đánh giá tác động của dịch Covid-19 và biến động giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu, nhất là giá thép đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng như: Tập trung đánh giá về số lượng dự án, hợp đồng xây dựng bị ảnh hưởng (phân định theo từng hình thức giá hợp đồng) và giá trị bị ảnh hưởng của từng dự án, hợp đồng xây dựng; Dự báo, xây dựng các kịch bản ảnh hưởng của việc tăng giá thép đến mức tăng tổng mức đầu tư và khả năng đáp ứng về nguồn vốn để đảm bảo việc triển khai, thực hiện dự án. Đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thực hiện hợp đồng xây dựng, đặc biệt là các hợp đồng xây dựng ký kết theo hình thức đơn giá cố định và trọn gói.

Đối với Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Kinh tế Xây dựng Việt Nam tổng hợp, cung cấp các thông tin và kiến nghị của các nhà thầu xây dựng (nếu có) và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ.

can mot giai phap tong the de giam thieu tac dong cua dich covid 19 den gia thep xay dung
Giá đầu vào cho sản xuất thép một phần là quặng sắt nên khi giá thế giới tăng đã chi phối giá thành sản phẩm thép xây dựng trong nước.

Nguồn cung đáp ứng tốt thì thị trường thép sẽ ổn định

Trước thực trạng giá thép tăng bất thường, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cũng đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân giá thép tăng đột biến, các nhà thầu xây dựng đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc tăng giá thép thời gian gần đây là do ngành Thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... Để ổn định cung - cầu thị trường cùng với việc ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu, tránh biến động giá, Bộ Công Thương cho biết sẽ xây dựng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Chủ động triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp quy định, đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại.

Lý giải việc thép không thiếu nguồn cung nhưng giá thép tăng cao không theo quy luật tăng giá thông thường, nhiều chuyên gia cho rằng: Đại dịch khiến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia sụt giảm, kéo theo sản xuất vật liệu xây dựng trong đó có mặt hàng thép cũng giảm theo. Các mỏ khai thác quặng sắt trên thế giới cũng giảm công suất, trong khi đó chi phí nhân công, nguyên vật liệu sản xuất thép và chi phí vận chuyển tăng cao đã đẩy giá thép lên cao một cách bất thường. Mặt khác, khi ổn định được nguồn cung nhưng cung ứng là chuyện khác vì dịch bệnh đã khiến nhiều nhà máy đóng cửa. Cùng với đó, vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất. Khi nào các nhà máy có thể trở lại sản xuất hết công suất, giá thép sẽ giảm từ từ, nguồn cung đáp ứng tốt thì thị trường thép sẽ ổn định lại.

Khi được hỏi, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều cho rằng, việc tăng giá trên 40% so với thời điểm cuối năm 2020 nằm ngoài khả năng dự báo, đã tác động rất lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang trong giai đoạn triển khai thực hiện do việc tăng chi phí xây dựng dẫn đến làm vượt tổng mức đầu tư, dự toán, giá gói thầu xây dựng, làm cho nhiều chủ đầu tư, nhà thầu thi công gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các hợp đồng xây dựng đang triển khai áp dụng theo hình thức trọn gói và đơn giá cố định. Đồng thời việc tăng giá vật liệu còn ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, hiệu quả đầu tư của từng dự án, đặc biệt là ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ngoài ra, do năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 nên có rất nhiều dự án đang bắt đầu triển khai các thủ tục ở giai đoạn chuẩn bị dự án nên hầu hết các dự án sẽ bị ảnh hưởng của việc tăng giá vật liệu xây dựng dẫn đến nguy cơ có thể phải điều chỉnh kế hoạch, chủ trương đầu tư làm kéo dài tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán, giá gói thầu còn gây khó khăn cho việc cân đối, bố trí nguồn vốn cho các dự án do hầu hết các dự án chuẩn bị khởi công trong năm 2021 đã được phân bổ vốn theo kế hoạch.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường và giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến, không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng. Việc giá thép xây dựng tăng liên tục trong thời gian qua đang khiến hàng loạt doanh nghiệp trong ngành Xây dựng lao đao.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương phải theo dõi cập nhật thường xuyên biến động giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng. Đồng thời đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá thép, có giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép và hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

can mot giai phap tong the de giam thieu tac dong cua dich covid 19 den gia thep xay dung
Các nhà thầu xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình giá thép tăng đột biến.

Việc giá thép và nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng tăng đột biến khiến một loạt các dự án “đội” chi phí. Trước tình trạng này, nhiều nhà thầu buộc phải lựa chọn giải pháp ngừng thi công đã kéo theo hàng loạt dự án đầu tư công, dự án trọng điểm quốc gia đứng trước nguy cơ chậm tiến độ. Mặt khác, thép là mặt hàng liên thông quốc tế, được điều khiển hoàn toàn bởi quy luật của thị trường nên giá đầu vào cho sản xuất thép là quặng sắt, phế liệu hay phôi thép… đều theo giá thế giới và nguyên liệu chiếm chi phối trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy cần có một giải pháp tổng thể, đồng bộ trong mối liên kết hữu cơ với các ngành cung cấp nguyên liệu và các ngành sử dụng thép.

can mot giai phap tong the de giam thieu tac dong cua dich covid 19 den gia thep xay dung
Ảnh minh họa.

Trước tình trạng tăng giá nhiên liệu và vật liệu xây dựng, trong đó giá thép tăng cao đột biến, Sở Xây dựng Tuyên Quang đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Tuyên Quang đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, Sở Xây dựng Tuyên Quang đề nghị Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương sớm báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành các chính sách để ổn định thị trường thép xây dựng và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu như: Cho phép điều chỉnh giá hợp đồng đối với các gói thầu đang áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định do giá thép tăng đột biến để giảm bớt khó khăn cho các nhà thầu xây dựng; Bổ sung vốn cho các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách Trung ương được phân bổ cho các địa phương quản lý; Nghiên cứu sửa đổi các quy định về hợp đồng xây dựng, điều kiện áp dụng đối với từng loại hợp đồng, phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng đối với hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định trong trường hợp xuất hiện yếu tố giá tăng đột biến nằm ngoài khả năng dự báo; Xem xét đưa mặt hàng thép xây dựng vào danh mục hàng hóa do Nhà nước thực hiện bình ổn giá, do giá trị thép xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư xây dựng công trình nên khi có biến động lớn sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ đầu tư trong việc kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản...

Bài: Cần một giải pháp tổng thể để giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đến giá thép xây dựng tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Như Ý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Công ty Cổ phần Hải Giang San được gia hạn sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 693/QĐ-UBND cho phép Công ty Cổ phần Hải Giang San được gia hạn sử dụng 6.453m2 đất tại khu vực Núi Nấy (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) vào mục đích hoạt động khoáng sản.

  • Quảng Nam: Công ty TNHH Phước Minh được cho phép thăm dò khoáng sản vàng gốc tại Bãi Ruộng

    (Xây dựng) – Công ty TNHH Phước Minh được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép thăm dò khoáng sản trong diện tích 1,01ha với thời hạn 20 tháng tại Bãi Ruộng, thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

  • Quảng Ngãi: Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác mỏ đất Núi Bé

    (Xây dựng) – Mỏ đất Núi Bé thuộc xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa), có diện tích 7,34ha, trữ lượng được phê duyệt đưa vào thiết kế khai thác gần 280.000m3 đang được tức tốc cho “ra lò” để phục vụ dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

  • Sơn Tín Phát - đơn vị chuyên phân phối ngói bitum hàng đầu Việt Nam

    (Xây dựng) - Sơn Tín Phát là một trong những đơn vị thi công và cung cấp các sản phẩm tấm lợp bitum chất lượng cao tại Việt Nam. Với sứ mệnh luôn mang đến trải nghiệm chất lượng cho khách hàng. Chính vì vậy mà đây được xem là đơn vị đối tác quan trọng trong nhiều công trình xây dựng lớn nhất miền Trung. Để có thể hiểu thêm về đơn vị Sơn Tín Phát này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây.

  • Quảng Nam: Đấu giá 22 mỏ đất san lấp và cát, đá làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam sẽ thực hiện đấu giá 14 mỏ đất san lấp tại các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn. Ngoài ra, đấu giá 6 mỏ cát tại huyện Tây Giang và thị xã Điện Bàn và 2 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại huyện Phú Ninh và huyện Tây Giang.

  • Tìm hiểu về cửa nhựa gỗ composite thương hiệu SaiGonDoor

    (Xây dựng) - Cửa nhựa gỗ composite hiện nay đang là một lựa chọn lý tưởng cho các không gian sống hiện đại, chúng kết hợp được tính thẩm mỹ và độ bền vững. Nhờ vào tính linh hoạt và đa dạng của sản phẩm này, cửa nhựa composite đã được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, từ cửa chính của căn nhà đến cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh, thậm chí là cửa sổ. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ và tính năng ưu việt của nhựa làm cho cửa nhựa gỗ composite trở thành một giải pháp hoàn hảo cho không gian sống hiện đại. Bạn đang có nhu cầu tìm mua cửa nhựa gỗ composite thì Saigondoor sẽ là địa chỉ đáng tin cậy khi bạn cần tìm kiếm các sản phẩm, mẫu mã về cửa nhựa gỗ composite.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load