Thứ ba 06/06/2023 04:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch

15:32 | 07/11/2022

(Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

thanh pho ho chi minh chi dao viec quan ly su dung va khai thac tai san ket cau ha tang cap nuoc sach
UBND thành phố giao Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố thực hiện việc vận hành cấp nước sạch thông suốt, liên tục, không bị gián đoạn.

Theo đó, Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị quan tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ. Các đơn vị cấp nước nhanh chóng hoàn thành việc rà soát, phân loại tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đô thị theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.

Trong thời gian Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn thành phố vào chương trình phần mềm “Quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung”.

UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện được giao thực hiện các biện pháp phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn và các đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố thực hiện việc vận hành cấp nước sạch thông suốt, liên tục, không bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong thời gian thực hiện việc rà soát, phân loại tài sản và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (bán, giao có hoàn trả giá trị tài sản cho Nhà nước; cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản).

Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư, xây dựng công trình cấp nước sạch trên địa bàn (bao gồm trường hợp đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đầu tư theo chủ trương xã hội hóa) để trình UBND thành phố quyết định phê duyệt thì phải xác định rõ đối tượng được giao tài sản, phương thức giao tài sản sau khi dự án hoàn thành để bảo đảm hiệu quả đầu tư, khai thác tài sản của Nhà nước.

Phương Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cận cảnh hình hài cây cầu dây văng đầu tiên tại Bắc Giang sau gần 1 năm thi công

    (Xây dựng) – Sau gần 1 năm nỗ lực thi công, đến nay, hình hài cầu Đồng Việt – cầu dây văng đầu tiên và lớn nhất của tỉnh Bắc Giang đang dần hiện ra rõ nét. Theo dự kiến của đơn vị thi công, cầu Đồng Việt sẽ được hợp long vào cuối tháng 8/2024 và hoàn thành, đưa vào khai thác cuối tháng 9/2024, vượt tiến độ 3 tháng.

  • Gần 130 tỷ đồng xây dựng cầu vượt đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch, Gói thầu số 01 thi công xây dựng công trình thuộc Dự án cầu vượt đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên (nút giao đường Quang Trung với đường Việt Bắc) sẽ được khởi công trong tháng 6/2023 với thời gian thực hiện hợp đồng 245 ngày.

  • Hà Nội: Bốn vị trí dự kiến khởi công Vành đai 4

    (Xây dựng) - Hà Nội dự kiến sẽ khởi công dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô tại 4 vị trí: Vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với quốc lộ 2 (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn); giao cắt giữa Vành đai 4 với đường Phương Bảng (xã Song Phương, huyện Hoài Đức); giao cắt giữa trục phía Nam tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai; vị trí tuyến nối đê trục Thường Tín (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín).

  • Xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ (gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

  • Khẩn trương xây dựng kế hoạch khởi công 2 dự án đường vành đai

    (Xây dựng) - Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và UBND Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch khởi công các dự án đường bộ cao tốc, đường vành đai.

  • Dự án sân bay Long Thành: Sẽ cưỡng chế để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư

    (Xây dựng) - Dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 hiện đã bị chậm tiến độ, nguyên nhân được xác định do chậm bàn giao mặt bằng. Tỉnh Đồng Nai cam kết sẽ xử lý di dời 17 hộ dân và cam kết hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 6/2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load