Thứ hai 07/10/2024 23:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thang máy Việt Nam: Cơ hội mở rộng thị phần

09:33 | 14/06/2011

Quá trình phát triển CNH, HĐH đã có những bước phát triển vượt bậc, giúp con người thỏa mãn nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và đặc biệt nhu cầu nhà ở đòi hỏi sự tinh vi, mỹ thuật cao hơn với đầy đủ những tiện nghi. Sự xuất hiện những chiếc thang máy cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống của người dân. Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đến nay có hơn 100 Cty tham gia sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu thang máy.

Chiếm phần nhiều các hiệu thang nước ngoài là Mitsubishi (Nhật), Schindler (Thụy Sĩ), Thyssenkrupp (Đức), Otis (Mỹ), KONE (Phần Lan), Hyundai (Hàn Quốc), Hitachi (Nhật)… tuy nhiên hầu hết được sản xuất tại nước thứ ba, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Các hiệu thang máy trong nước cũng dần chiếm được thị phần cao tại các cao ốc không quá cao tầng như Thiên Nam, Thái Bình, Á Châu, Tự Động… Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, hơn 70% loại thang máy nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay là các nhãn hiệu nổi tiếng, khoảng 30% là các thương hiệu nhỏ chủ yếu của Trung Quốc. Giá thang máy nhập khẩu  luôn cao gấp đôi so với giá thang máy sản xuất trong nước.

Trong những năm gần đây nhãn hiệu thang máy nội địa không xa lạ đối với giới đầu tư dự án BĐS cả nước, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất trong nước đang kỳ vọng có thể nâng cao sản lượng, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng nhập. Thang máy thương hiệu Thiên Nam là một trong những Cty đã có những bước phát triển vượt bậc về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành bảo trì. Phóng viên Báo Xây dựng có cuộc phỏng vấn ông Trần Thọ Huy - Tổng giám đốc Cty CP Thang máy Thiên Nam.

Ông có nhận định gì về thị trường thang máy Việt Nam?

- Theo sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam, thị trường cho thang máy được phát triển khá mạnh mẽ, liên tục từ năm 2000 đến nay với mức tăng trưởng dao động từ 10 - 20% mỗi năm. Trong năm 2010, ước tính có đến 4 nghìn thang máy đã được ký kết cung cấp cho các công trình từ cao tầng và cao cấp cho đến các nhà thấp tầng, nhà máy và đến cả các bệnh viện ở vùng sâu tuyến huyện. Doanh số ngành thang máy năm 2010 chúng tôi ước tính đến 4 nghìn tỷ đồng trong đó thang máy nhập khẩu chiếm khoảng 2.600 tỷ đồng, chưa kể doanh thu từ dịch vụ hậu mãi với hàng vạn thang máy đang hoạt động. Hơn một nửa số lượng thang máy có mặt tại thị trường thang máy trong nước hiện nay là thang máy được các Cty trong nước sản xuất với các mức độ nội địa hóa khác nhau. Với sự bùng nổ của thị trường BĐS giá cao trong năm 2007 - 2008, có lúc thang máy nhập khẩu đã có số lượng gần vượt trội thang máy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong một phân khúc nhất định đang ngày càng mở rộng, thang máy sản xuất trong nước đang có các cơ hội mở rộng thị phần hơn thang máy nhập khẩu.

Thiên Nam có vị thế ra sao trong ngành thang máy tại Việt Nam, thưa ông?

- Thiên Nam với vị trí là một trong các Cty sản xuất thang máy đầu tiên (sau 1975), được thành lập từ 1994, với mức tăng trưởng hằng năm 15 - 20%, hiện  đang là Cty dẫn đầu trong ngành thang máy trong nước. Năm 2010, Thiên Nam hợp đồng cung cấp trên 750 thang máy hiệu Thiên Nam trong đó có khá nhiều cao ốc cao 15 - 22 tầng. Ngoài các thang máy tải khách được xuất sang thị trường Campuchia, Thiên Nam còn gia công xuất khẩu được một số thang máy tải hàng, tải xe hơi cho một số Cty thang máy của Nhật. Thiên Nam cũng là Cty dẫn đầu về dịch vụ hậu mãi trong ngành với hơn 4.500 thang máy đang được bảo trì và bảo hành. Trong số gần 3.500 thang máy hiệu Thiên Nam đã cung cấp cho các công trình, số lượng cung cấp cho các công trình đầu tư từ vốn ngân sách là rất ít.

Tại sao các công trình đầu tư từ vốn ngân sách lại ít sử dụng thang máy sản xuất trong nước, mặc dù giá bán cùng loại, chất lượng tương đương chỉ bằng 70 - 80% giá bán thang máy nhập khẩu, thưa ông?

- Nguyên nhân, trước hết là do con người (người quyết định phê duyệt hạng mục vốn đầu tư tại cơ quan nhà nước, DNNN và các Cty Nhà nước sở hữu trên 51% vốn điều lệ) hoặc chủ đầu tư xem trọng yếu tố rủi ro trong đề xuất của mình nên đề nghị thang máy ngoại nhập cho "ăn chắc", đôi khi có sự trục trặc xảy ra cũng không ai nói gì mà trục trặc thì cũng đã từng xảy ra ở không ít công trình.

Kế đến, nguồn vốn ngân sách hình như là "vô tận". Chúng tôi nhận thấy có đôi khi giá dự toán các công trình đầu tư từ ngân sách rất lớn so với giá trị một thang máy được yêu cầu. Nhưng dự toán rồi là phải "sử dụng" cho hết, có khi thang máy phải được xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Châu Âu là quá lãng phí cho các công trình bình thường như trụ sở các cơ quan không có gì là to tát lắm, chưa kể đến phụ tùng sau này thay thế lắm chông gai vì nhập khẩu đơn lẻ và giá thành cao.

Thiên Nam cũng là Cty dẫn đầu về dịch vụ hậu mãi trong ngành với hơn 4.500 thang máy đang được bảo trì và bảo hành.

Một vài trường hợp chúng tôi đã thuyết phục được các chủ đầu tư khối tư nhân có dự án lớn là các trụ sở lớn tại TP.HCM lắp đặt thang máy hiệu Thiên Nam. Trong lúc bàn giao đưa vào sử dụng, có không ít ý kiến yêu cầu tại sao không trang bị thang ngoại nhập? Nhưng đến nay, thực tế cho thấy các thang máy hiệu Thiên Nam vẫn đang hoạt động ổn định với tần suất hoạt động rất cao.

Ngoài việc kêu gọi Chính phủ quan tâm hỗ trợ, các DN trong nước cần làm gì để thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư trong và ngoài nước, thưa ông?

- Cũng phải kể đến một vấn đề khó khăn nữa là trong số cả trăm Cty sản xuất thang máy trong nước (có lẽ Việt Nam dẫn đầu các quốc gia ASEAN về số lượng Cty thang máy) có không ít các Cty không có quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và an toàn đã làm ảnh hưởng đến sự tin chọn thang trong nước của các nhà đầu tư, theo tôi dù là thang máy tải hàng hay chỉ tải thức ăn đều phải tuyệt đối an toàn cho khách hàng sử dụng.

Chúng tôi rất hoan nghênh Nghị quyết 11 của Chính phủ trong đó có nêu rõ trọng tâm tăng hiệu quả của việc đầu tư công. Chúng tôi dự định sẽ có kiến nghị với các cơ quan, bộ, ngành liên quan về thang máy sản xuất trong nước. Nhưng trước hết DN phải tự nâng cao uy tín, chất lượng và sự an toàn tuyệt đối để nhận được cơ hội hợp tác cho các dự án có nguồn vốn từ các chủ đầu tư tư nhân. Với nguyên do sử dụng hàng nhập khẩu cho chắc ăn thì vẫn có thể xin được kinh phí từ ngân sách, như vậy việc giảm đầu tư công chỉ được thực hiện bằng cách giảm số lượng công trình. Trong khi đó, với chi phí phù hợp vẫn đảm bảo được chất lượng công trình mới là bài toán hiệu quả của đầu tư. Đó là chưa kể đến việc trực tiếp góp phần giảm nhập siêu, gia tăng hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất, công nghiệp phát triển, thêm nhiều việc làm cho lao động kỹ thuật, tăng cường xuất khẩu thiết bị, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ như đèn, quạt, cáp điện, thiết bị đóng ngắt, gia công kim khí, nhựa kỹ thuật, cao su kỹ thuật…

Nếu mua thang máy ngoại nhập là chấp nhận lệ thuộc công nghệ nước ngoài trước mắt và cả lâu dài. Linh kiện thay thế là luôn luôn cần thiết để bảo đảm cho một thang máy hoạt động, thông thường chi phí này chiếm khoảng 5%/năm, nhưng càng về sau chi phí này sẽ tăng lên rất nhiều do tuổi thọ thang máy đã giảm.

Q.COX (thực hiện)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Những đổi thay trên mảnh đất Thanh Hoá

    (Xây dựng) - Nếu Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị vạch ra những đường hướng lớn về một tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh thì Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội với các cơ chế, chính sách đặc thù đã thôi thúc tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, nhằm từng bước hiện thực hóa về một tỉnh kiểu mẫu.

  • Tạo lập thị trường để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển

    (Xây dựng) - Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Để hiện thực hóa cơ hội, điều quan trọng là phải tạo lập thị trường thông qua các công cụ về chính sách thuế. Khi công nghiệp ô tô phát triển, công nghiệp hỗ trợ cho ngành này sẽ phát triển theo.

  • Đà Nẵng: Thành lập Tổ công tác triển khai Khu thương mại tự do

    (Xây dựng) - Sau khi Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, chính quyền Đà Nẵng triển khai thành lập Tổ công tác triển khai thành lập Khu thương mại tự do.

  • Khánh Hòa: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, tỉnh yêu cầu các đơn vị phải quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn từ 95% trở lên.

  • Kiến nghị về gói thầu hơn 11.400 tỷ tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

    (Xây dựng) - Một liên danh nhà thầu tham dự Gói thầu số 4.8 (hơn 11.419,9 tỷ đồng) dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vừa có văn bản kiến nghị chủ đầu tư - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về xem xét, làm rõ tư cách hợp lệ của các nhà thầu tham gia.

  • Đà Nẵng: 10/39 dự án đã khởi công trong năm 2024

    (Xây dựng) - Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trong năm 2024 dự kiến có 39 dự án sẽ khởi công xây dựng, tuy nhiên đến nay chỉ có 10 dự án đã được khởi công xây dựng.

Xem thêm
  • Phú Xuyên (Hà Nội): Khởi công nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tomeco

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) Công ty Cổ phần Cơ điện Tomeco tổ chức khởi công dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tomeco.

    15:31 | 07/10/2024
  • Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành chất kết dính, băng keo năm 2024

    (Xây dựng) - Từ ngày 27-29/11, tại Trung tâm Triển lãm SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra “Triển lãm quốc tế ngành chất kết dính và băng keo tại Việt Nam - ADHESIVES & TAPE EXPO VIETNAM 2024”. Đây là sự kiện quốc tế chuyên ngành duy nhất về lĩnh vực này được tổ chức tại Việt Nam được doanh nghiệp, giới chuyên môn, người tiêu dùng rất mong đợi.

    14:57 | 07/10/2024
  • Kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%

    Trên cơ sở kết quả quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

    11:43 | 07/10/2024
  • Nhiều biến động trong xu hướng sản xuất kinh doanh ngành Xây dựng quý III/2024

    (Xây dựng) – Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) hằng quý ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và Xây dựng. Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý III/2024 là 6.063 doanh nghiệp ngành Xây dựng.

    11:39 | 07/10/2024
  • Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

    (Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

    11:36 | 07/10/2024
  • Gói thầu phi tư vấn áp dụng mẫu hợp đồng nào?

    (Xây dựng) - Ông Phan Huy Trung làm việc tại Ban quản lý dịch vụ công ích và trật tự đô thị thành phố. Đơn vị ông đang triển khai ký kết hợp đồng với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thực hiện dịch vụ công ích đô thị, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.

    11:00 | 07/10/2024
  • Sửa Luật Đầu tư công để khơi thông nguồn lực tăng trưởng

    Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 5 nhóm chính sách mới, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua theo trình tự rút gọn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tháng 10 này, đang được kỳ vọng sẽ khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng.

    08:11 | 07/10/2024
  • Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

    (Xây dựng) - Ngày 5/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.

    15:39 | 06/10/2024
  • Tăng trưởng trong ngành công nghiệp đạt gần 9,6% trong quý 3

    Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 9,6%, nhưng sự tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành và địa phương cho thấy những thách thức vẫn còn hiện hữu.

    15:34 | 06/10/2024
  • Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

    Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

    15:27 | 06/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load