Thứ năm 25/04/2024 23:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Ưu tiên đầu tư 15 tuyến giao thông đường bộ từ nguồn vốn đầu tư công

15:05 | 19/07/2022

(Xây dựng) - Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, giai đoạn từ nay đến năm 2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ ưu tiên đầu tư 15 tuyến giao thông đường bộ từ nguồn vốn đầu tư công.

thai nguyen uu tien dau tu 15 tuyen giao thong duong bo tu nguon von dau tu cong
Mặc dù là công trình trọng điểm của tỉnh, nhưng đến nay sau nhiều lần lỗi hẹn, Dự án đường Bắc Sơn kéo dài tại thành phố Thái Nguyên vẫn chưa biết đến khi nào có thể đưa vào sử dụng.

Là tỉnh trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông khá hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả vùng.

Nhiều năm qua, Thái Nguyên đã đầu tư 12.588 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó đã xây dựng, nâng cấp gần 6.000km đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn gần 12%.

Bên cạnh đó, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, 6 tuyến quốc lộ từ Thái Nguyên đến trung tâm các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, kết nối với các địa phương đều được đầu tư, nâng cấp thảm bê tông nhựa với chất lượng khá tốt đã tạo thành hệ thống giao thông đường bộ liên hoàn, rộng khắp.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, hiện nay một số tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh như: Quốc lộ 37 kết nối với các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Quốc lộ 1B kết nối với tỉnh Lạng Sơn, Quốc lộ 17 kết nối với tỉnh Bắc Giang đã quá tải, mặt đường nhỏ hẹp, xuống cấp. Trong khi đó, nhiều tuyến tỉnh lộ cũng trong tình trạng tương tự, một số tuyến trục ngang của tỉnh Thái Nguyên chưa được đầu tư. Một số công trình, dự án chậm tiến độ…

Bên cạnh đó, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cũng có biểu hiện xuống cấp, nguy cơ mất an toàn; đường Hồ Chí Minh chưa kết nối được với tỉnh Tuyên Quang, đồng thời tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội đã lạc hậu, chưa kết nối tốt với đường bộ; cảng Ða Phúc hằng năm bốc xếp khoảng 1,8 triệu tấn hàng hóa nhưng đang bị bồi lắng, lưu lượng vận chuyển hàng hóa có xu hướng giảm.

Trước thực tế trên, tỉnh Thái Nguyên đã lên kế hoạch ưu tiên thực hiện nhiều dự án giao thông trong giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các dự án được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công gồm: Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 42,47km;

Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.266 đoạn từ ngã tư Sông Công (giao Quốc lộ 3 cũ) đến ngã tư Điềm Thụy (giao Quốc lộ 37) thành phố Phổ Yên, huyện Phú Bình, xây dựng tuyến đường đạt quy mô 4 làn xe cơ giới; tuyến đường vành đai V qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chiều dài toàn tuyến khoảng 6,65km;

Các dự án phát triển đô thị động lực thành phố Thái Nguyên gồm: Tuyến đường Bắc Nam và cầu Huống Thượng chiều dài toàn tuyến khoảng 3,2km; đường Huống Thượng- Chùa Hang chiều dài toàn tuyến khoảng 5,75km; nâng cấp đường khu dân cư Đồng Bẩm chiều dài toàn tuyến khoảng 3,41km; nâng cấp cầu Đán; nâng cấp đường Lê Hữu Trác chiều dài toàn tuyến khoảng 1,97km; xây dựng trường mầm non Hương Sơn; nâng cấp trường mầm non Phan Đình Phùng; cải tạo hệ thống thoát nước tuyến mương Xương Rồng; cải tạo hệ thống thoát nước Mỏ Bạch;

Đường nối QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đến Khu công nghiệp Yên Bình, từ Km 3+516,9 đến Km 5+434,18 và ĐT 261 - giai đoạn 2 thành phố Phổ Yên chiều dài toàn tuyến khoảng 1,9km;

Đầu tư xây dựng tuyến đường từ vành đai V Vùng thủ đô Hà Nội đi Khu di tích Lý Nam Để, xã Tiên Phong, thành phố Phổ Yên (đoạn tuyến từ đường Vành đai V vùng Thủ đô mở Xã Tiên Phong, thành phố Phổ Yên chiều dài tuyến khoảng 1,67km; Đường vành đai I (Đoạn Bờ Đậu Phú Lương- Hóa Thượng Đồng Hỷ) tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 14,1km; Đường kết nối ĐT.265 (xã Bình Long, huyện Võ Nhai) đi Bắc Giang tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,2km;

Đường kết nối Quốc lộ 37, Đường vành đai 5, huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên (đoạn từ Cầu Xuân Phương - Cầu Mây) huyện Phú Bình tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3,23km;

Xây dựng Cầu An Long và Đường kết nối tỉnh lộ ĐT.270 với tỉnh lộ ĐT.261 huyện Đại Từ Huyện tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2km;

Đầu tư xây dựng tuyến đường gom bên trái cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn từ nút giao Sông Công đến nút giao Tân Lập tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 9,3km;

Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ KM31 (Quốc lộ 3) đến Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh) huyện Phú Lương, huyện Định Hóa tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 33,6km;

Dự án Cầu Quang Vinh 1, cầu Quang Vinh 2 và hệ thống đường giao thông kết nối phường Đồng Bẩm, phường Quang Vinh và xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên tổng chiều dài cầu và đường 3,45km; Đầu tư xây dựng tuyến đường nối ĐT.261 đến ĐT.266 thành phố Phổ Yên, huyện Phú Bình tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2,1km; Tuyến đường kết nối Quốc lộ 37 và đường tỉnh ĐT269B, tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn huyện Phú Bình tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,1km.

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load