Thứ sáu 19/04/2024 14:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Tiết kiệm trong đầu tư xây dựng đạt hơn 49 tỷ đồng

22:51 | 28/11/2021

(Xây dựng) - Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên nhiều lĩnh vực, trong đó tiết kiệm trong đầu tư xây dựng đạt hơn 49 tỷ đồng.

thai nguyen tiet kiem trong dau tu xay dung dat hon 49 ty dong
Trong năm 2021, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nghị quyết hủy bỏ hai Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng vì quyết định sai thẩm quyền.

Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do thiên tai, dịch bệnh việc triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát và hạn chế được tác động của dịch bệnh, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được tỉnh Thái Nguyên lồng ghép trong các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Trong 9 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Thanh tra Thái Nguyên đã tiến hành 988 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 821 cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm với tổng số sai phạm về kinh tế là trên 17 tỷ đồng. Theo đó, Thái Nguyên đã quyết định thu hồi gần 7,7 tỷ đồng, giảm trừ quyết toán gần 2,5 tỷ đồng, số còn lại bán tịch tang vật tịch thu và xử phạt vi phạm hành chính. Đã xử lý về kinh tế trên 12 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tỉnh Thái Nguyên đã thực hành tiết kiệm được trên 49 tỷ đồng, trong đó tiết kiệm từ thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán gần 6,6 tỷ đồng; tiết kiệm từ đấu thầu, chào hàng cạnh tranh gần 6,5 tỷ đồng, tiết kiệm từ thực hiện đầu tư, thi công gần 6,7 tỷ đồng và tiết kiệm từ thẩm tra phê duyệt quyết toán 29,6 tỷ đồng.

Số tiền tiết kiệm dự toán chi thường xuyên theo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đến tháng 9/2021 tại Thái Nguyên là gần 344 tỷ đồng, trong đó khối tỉnh là trên 194 tỷ đồng. Thái Nguyên cũng thực hiện tiết kiệm thêm hơn 2,4 tỷ đồng gồm các khoản chi kinh phí hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, tiếp khách, tổ chức lễ hội…

Trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc 9 tháng đầu năm 2021, Thái Nguyên đã tiến hành thanh lý, điều chuyển 15 phương tiện các loại; mua mới, nhận điều chuyển 4 phương tiện, đảm bảo phục vụ có hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn thực hiện tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào được hơn 5.054Kw/h điện, 3.523 lít xăng dầu, 359 triệu đồng chi phí quản lý.

Hiện, Thái Nguyên đang tiếp tục thực hiện quá trình cổ phần hóa 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước MTV lâm nghiệp Đại Từ và Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên; thực hiện thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Thái Nguyên theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực

    (Xây dựng) - Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

  • Tổng Công ty Khí Việt Nam đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

    (Xây dựng) - Tại Thái Bình, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, hộ tiêu thụ công nghiệp tại địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng đường ống hiện hữu của PVGas, trong đó giai đoạn 1 triển khai ngay kho nổi FSRU đặt ngoài khơi, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu; giai đoạn 2 cấp khí từ kho LNG của PVGas tại Nam Định hoặc Hải Phòng, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu.

  • Bắc Giang: Phát triển kết cấu hạ tầng là đột phá chiến lược để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, dành nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội.

  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load