Thứ sáu 09/06/2023 05:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

22:03 | 14/12/2021

(Xây dựng) - Trước thực tế còn nhiều tồn tại, hạn chế, ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có chỉ đạo tới các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương và các chủ đầu tư dự án trên địa bàn yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

thai nguyen tang cuong kiem tra giam sat cong tac quan ly chat luong cong trinh xay dung
Ngày 24/11/2021, tại công trình xây dựng đường Phúc Thuận - Phúc Tân bê tông thương phẩm do Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ cung cấp không đảm bảo chất lượng đã phải xúc bỏ, làm lại.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên: Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, các công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng về cơ bản đều đạt chất lượng yêu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số công trình còn có một số tồn tại, hạn chế như: Nhiệm vụ thiết kế còn sơ sài, thiếu thực tế, thiếu việc xác định các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình; chất lượng hồ sơ thiết kế xây dựng chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng; quá trình thực hiện còn phải chỉnh sửa, bổ sung dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư; một số công trình sau khi đưa vào sử dụng không được bảo trì theo quy định dẫn đến nhanh xuống cấp; một số chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng yêu cầu: Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện theo các quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương; Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định; xử lý nghiêm những vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm kịp thời, đúng quy định.

Thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi có thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân có những vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm lặp lại nhiều lần…

Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã: Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn quản lý theo phân cấp; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng có vi phạm về tiến độ, chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn quản lý…

Đặc biệt đối với tư vấn thẩm tra và tư vấn giám sát xây dựng: Yêu cầu hoạt động độc lập, khách quan; bố trí cán bộ đủ năng lực phù hợp với loại và cấp công trình. Chủ đầu tư chỉ được triển khai thi công xây dựng khi đảm bảo các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định…

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Nước

    (Xây dựng) - Ngày 08/6, tại thành phố Hạ Long (Quang Ninh), Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

  • Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân

    (Xây dựng) – Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khánh thành giữa năm 2022, là công trình có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành trọn vẹn lời hứa với hơn 20 triệu người dân ĐBSCL.

  • Loạt cao tốc kết nối TP.HCM - miền Tây: Xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn

    (Xây dựng) – 1.234 km đường cao tốc từ TP.HCM đi các tỉnh phía Đông, phía Tây và các đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện có 3 tuyến đã đưa vào khai thác, 3 tuyến sắp hoàn thành và nhiều tuyến khác đang triển khai; giúp các tỉnh khu vực phía Nam xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn TP.HCM.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”

    (Xây dựng) – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 18% GDP toàn quốc, với hơn 19,6 triệu người. Toàn vùng có 1 đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ, 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là TP Mỹ Tho (Tiền Giang), 7 đô thị loại II và 6 đô thị loại III.

  • An Giang: Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

    (Xây dựng) – Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đặt ra: “Đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch” là một trong ba khâu đột phá. Triển khai nghị quyết, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch giao thông đường bộ và đường thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, đồng bộ với mạng lưới giao thông cấp vùng và khu vực.

  • Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực ĐBSCL còn thấp, gây khó khăn cho thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong ngành Xây dựng tại khu vực và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load