Thứ bảy 20/04/2024 09:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Nhiều giải pháp trong định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn

08:27 | 10/06/2023

(Xây dựng) – UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể trong công tác quy hoạch kiến trúc nông thôn tỉnh Thái Nguyên, đây cũng là nội dung quan trọng nhằm hiện thực hóa Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 07/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.

Thái Nguyên: Nhiều giải pháp trong định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn
Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh có chất lượng quy hoạch rất tốt được các Bộ, ban, ngành Trung ương đánh giá cao.

Theo đó, để hiện thực hóa Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương, UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, theo chức trách, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai, thực hiện một số nội dung như: Khẩn trương hoàn thành công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xã. Trong quy hoạch cần xác định rõ quy mô diện tích, ranh giới, tính chất khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế là nông thôn (công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh; chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi; khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủ y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số; phân tích, dự báo thị trường; xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường); xác định các khu vực bảo tồn hệ sinh thái nước mặt (hồ, đầm...), bảo tồn và phát triển sinh thái mặt nước phục vụ tiêu thoát nước, kết hợp với xử lý nước thải, tạo cảnh quan, vui chơi giải trí và các hoạt động khác của địa phương; xác định hành lang bảo tồn và phát triển khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; các khu vực dân cư hiện hữu cần bảo tồn quản lý kiến trúc trong đồ án quy hoạch chung xã theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 2307/BXD-QHKT ngày 27/6/2022 về hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021–2025.

Tổ chức lập quy hoạch chi tiết cải tạo chỉnh trang điểm dân cư nông thôn kết hợp với khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế là nông thôn (dịch vụ, thương mại...), khu trung tâm xã. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt, trong đó cần xác rõ danh mục các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đề xuất và rà soát nguồn thực hiện để điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và đầu tư công. Trường hợp có mâu thuẫn giữa quy hoạch nông thôn với quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch cấp trên, cần chủ động kịp thời rà soát, kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư của địa phương.

Thái Nguyên: Nhiều giải pháp trong định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao trong những năm gần đây.

Cùng với đó, tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2021-2025 các khu vực dân cư thuộc vùng ngoại thành, ngoại thị theo quy hoạch chung đô thị (bao gồm cả đô thị mới) được duyệt; các dịch vụ hiện có (quản lý, khai thác, duy tu hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; vệ sinh và bảo vệ môi trường; quản lý công viễn, cây xanh; chiếu sáng đô thị, cấp nước, thoát nước, quản lý chung cư; dịch vụ tang lễ, xử lý chất thải; vận tải cổng cộng; bảo vệ trật tự, an ninh khu vực phát triển đô thị; y tế, giáo dục, thương mại, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và các dịch vụ công cộng khác) ở khu vực nông thôn cơ bản đạt các tiêu chí của người dân đô thị, làm cơ sở hình thành và phát triển các đô thị bền vững theo hướng thông minh, đô thị xanh trong tương lai.

Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch, xây dựng công trình: Khu thiết chế văn hóa - thể thao thuộc các làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh mang tính hiện đại, đa năng và mang bản sắc văn hóa của từng địa phương. Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đảm bảo giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích; phù hợp với quy mô, kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hoạt động quy hoạch, xây dựng các công trình liền kề tại khu vực di tích cần phù hợp, không phá vỡ không gian, cảnh quan chung của khu di tích.

Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông thôn để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch xây dựng và chủ động tham gia vào công tác quy hoạch xây dựng cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch.

Thái Nguyên: Nhiều giải pháp trong định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn
Một góc phường Tân Hương, thành phố Phổ Yên trong quá trình đô thị hóa nhưng vẫn giữ được nét đẹp không gian truyền thống của một vùng quê nông thôn Việt Nam.

Bên cạnh rất nhiều các giải pháp, kế hoạch cụ thể khác, Thái Nguyên cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp tục hoàn thiện công tác lập, phê duyệt quy định quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn, công trình kiến trúc có giá trị đang thực hiện, trong đó nghiên cứu thể quy định cụ nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc và của địa phương lồng ghép trong quy chế quản lý kiến trúc nông thôn. Trong giai đoạn 2023-2030, tối thiểu 80% điểm dân cư nông thôn tại trung tâm các xã được ban hành Quy chế quản lý kiến trúc theo Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 6/12/2022 của UBND tỉnh triển khai Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load