Thứ năm 28/03/2024 20:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Ngăn chặn tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép

10:17 | 28/09/2021

(Xây dựng) - Đó là 1 trong 8 nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 vừa được UBND tỉnh Thái Nguyên ký, ban hành.

thai nguyen ngan chan tinh trang khai thac tang tru van chuyen tieu thu khoang san trai phep
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số địa phương chưa được xử lý dứt điểm.

Thái Nguyên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như: Vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm... Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Vonfram đa kim trữ lượng khoảng 110 triệu tấn (lớn thứ hai thế giới) ở khu vực Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai cả nước) tập trung ở các mỏ Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)…

Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có chuyển biến tích cực. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản từng bước được chấn chỉnh, dần đi vào nền nếp, nạn khai thác khoáng sản trái phép cơ bản được ngăn chặn. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản được giữ vững và ổn định... Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản vẫn còn một số tồn tại, nhất là tình trạng khai thác khoáng sản (cát, sỏi, đất san lấp...) trái phép ở một số địa phương như: Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công... chưa được xử lý dứt điểm.

Đặc biệt, ngày 25/8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 12 bị can trong đó có 4 bị can là lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần Yên Phước, trụ sở tại xóm Nhất Trí, xã Yên Lãng (Đại Từ) vì có hành vi “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" tại mỏ than Minh Tiến.

Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tăng nguồn thu ngân sách; ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép… ngày 20/9/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 2986/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu nói trên, Thái Nguyên yêu cầu các cấp, ngành phối hợp với Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành tập trung vào công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Đặc biệt, nêu bật trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, việc thực hiện ký cam kết, chấp hành các chỉ định theo giấy phép khai thác, quy định pháp luật về khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành tuân thủ thiết kế mỏ, công suất khai thác và việc chấp hành nghĩa vụ tài chính đối với mỏ được cấp phép trong kỳ hạn...

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên sẽ kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý khoáng sản của tỉnh và các huyện có nhiều khoáng sản; tiến hành sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm đến từng thành viên...

Tại các huyện, thành phố, thị xã có ít khoáng sản, tỉnh vẫn yêu cầu thành lập Tổ công tác liên ngành quản lý khoáng sản. Các địa phương thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực giáp ranh giữa Thái Nguyên với các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, giải pháp trong phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Hằng năm, UBND các cấp có kế hoạch bố trí đủ kinh phí đảm bảo cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó có hoạt động của Ban chỉ đạo, đội kiểm tra liên ngành, tổ công tác các cấp.

Các đội kiểm tra, kiểm soát liên ngành về khoáng sản cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành, tăng cường hoạt động kiểm tra đột xuất khu vực thường để xảy ra khai thác trái phép, đặc biệt là hoạt động khai thác đất san lấp, xử lý nghiêm hành vi phạm.

Ngoài ra, Thái Nguyên tổ chức ký cam kết về trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn giữa Chủ tịch UBND cấp huyện với Chủ tịch UBND tỉnh, giữa Chủ tịch UBND cấp xã với Chủ tịch UBND cấp huyện, giữa trưởng xóm với Chủ tịch UBND cấp xã. Định kỳ hằng năm, tổ chức tổng kết để kiểm điểm trách nhiệm theo các nội dung đã ký kết...

Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định sẽ xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép. Trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cũng được UBND tỉnh Thái Nguyên quy định rõ trong Quyết định này.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Công ty Cổ phần Hải Giang San được gia hạn sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 693/QĐ-UBND cho phép Công ty Cổ phần Hải Giang San được gia hạn sử dụng 6.453m2 đất tại khu vực Núi Nấy (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân) vào mục đích hoạt động khoáng sản.

  • Quảng Nam: Công ty TNHH Phước Minh được cho phép thăm dò khoáng sản vàng gốc tại Bãi Ruộng

    (Xây dựng) – Công ty TNHH Phước Minh được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép thăm dò khoáng sản trong diện tích 1,01ha với thời hạn 20 tháng tại Bãi Ruộng, thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

  • Quảng Ngãi: Phê duyệt tiền cấp quyền khai thác mỏ đất Núi Bé

    (Xây dựng) – Mỏ đất Núi Bé thuộc xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa), có diện tích 7,34ha, trữ lượng được phê duyệt đưa vào thiết kế khai thác gần 280.000m3 đang được tức tốc cho “ra lò” để phục vụ dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

  • Sơn Tín Phát - đơn vị chuyên phân phối ngói bitum hàng đầu Việt Nam

    (Xây dựng) - Sơn Tín Phát là một trong những đơn vị thi công và cung cấp các sản phẩm tấm lợp bitum chất lượng cao tại Việt Nam. Với sứ mệnh luôn mang đến trải nghiệm chất lượng cho khách hàng. Chính vì vậy mà đây được xem là đơn vị đối tác quan trọng trong nhiều công trình xây dựng lớn nhất miền Trung. Để có thể hiểu thêm về đơn vị Sơn Tín Phát này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây.

  • Quảng Nam: Đấu giá 22 mỏ đất san lấp và cát, đá làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam sẽ thực hiện đấu giá 14 mỏ đất san lấp tại các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn. Ngoài ra, đấu giá 6 mỏ cát tại huyện Tây Giang và thị xã Điện Bàn và 2 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại huyện Phú Ninh và huyện Tây Giang.

  • Tìm hiểu về cửa nhựa gỗ composite thương hiệu SaiGonDoor

    (Xây dựng) - Cửa nhựa gỗ composite hiện nay đang là một lựa chọn lý tưởng cho các không gian sống hiện đại, chúng kết hợp được tính thẩm mỹ và độ bền vững. Nhờ vào tính linh hoạt và đa dạng của sản phẩm này, cửa nhựa composite đã được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, từ cửa chính của căn nhà đến cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh, thậm chí là cửa sổ. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên của vân gỗ và tính năng ưu việt của nhựa làm cho cửa nhựa gỗ composite trở thành một giải pháp hoàn hảo cho không gian sống hiện đại. Bạn đang có nhu cầu tìm mua cửa nhựa gỗ composite thì Saigondoor sẽ là địa chỉ đáng tin cậy khi bạn cần tìm kiếm các sản phẩm, mẫu mã về cửa nhựa gỗ composite.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load