Thứ sáu 11/10/2024 04:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Di dời các hộ dân do sụt lún đất, nứt nhà tại vùng mỏ Trại Cau

08:09 | 13/05/2017

(Xây dựng) - Ngày 12/5, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có công văn chỉ đạo di dời, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nơi ở không an toàn do sụt lún đất, nứt nhà tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ.


Khai thác mỏ tại Trại Cau.

Công văn số 1817/UBND-CNN do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên Nhữ Văn Tâm ký ngày 12/5 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; huyện Đồng Hỷ và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên nêu rõ: UBND tỉnh Thái Nguyên nhận được Công văn số 443/UBND-TNMT ngày 05/5/2017 của UBND huyện Đồng Hỷ về việc báo cáo, đề xuất giải quyết tình trạng sụt lún đất, nứt nhà, mất nước tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ.

Sau khi xem xét, UBND tỉnh Thái Nguyên giao UBND huyện Đồng Hỷ tiến hành di dời, bố trí tái định cư trước mùa mưa bão năm 2017 cho 06 hộ dân (03 hộ tại xóm Kim Cương, xã Cây Thị và 03 hộ tại tổ 14, thị trấn Trại Cau) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nơi ở không đảm bảo an toàn do sụt lún đất, nứt nhà tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ; Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Đồng Hỷ, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên xác định, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng và di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nơi ở không đảm bảo an toàn.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu Công ty CP Gang thép Thái Nguyên khẩn trương thực hiện các yêu cầu tại Thông báo số 49/TB-UBND ngày 05/4/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên; Phối hợp với UBND huyện Đồng Hỷ, chính quyền địa phương và các Sở, ngành liên quan trong việc khắc phục, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do sụt lún đất, nứt nhà, mất nước tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ.

Trước đó, như Báo điện tử Xây dựng đã phản ánh: Hiện tượng sụt lún đất ở khu vực vùng mỏ Trại Cau (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã xảy ra từ năm 2006, đến nay tiếp tục xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân địa phương. Trong suốt thời gian dài, do chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún đất, mất nước khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng; việc đền bù, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng cũng không có cơ sở để thực hiện.

Vài năm trở lại đây, tình hình sụt lún đất, mất nước, nứt nhà xảy ra tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều hộ gia đình đã phải bỏ nhà cửa dựng lều, lán tạm để ở.


Căn nhà nứt toác của một hộ dân do khai thác quặng tại vùng mỏ Trại Cau.

Thống kê của UBND huyện Đồng Hỷ cho biết: Đến đầu tháng 3/2017 đã có ít nhất 133 hộ bị rạn nứt nhà cửa ở các mức độ khác nhau do ảnh hưởng của sụt lún đất, trong đó thị trấn Trại Cau có 44 hộ, tại xã Cây Thị có 89 hộ. Ngoài ra, tại khu vực trên, các giếng khoan, giếng đào của các hộ dân đều bị cạn nước khiến người dân không có nước sinh hoạt. Tại các xóm Trại Cau, Hòa Bình và Kim Cương của xã Cây Thị có 117 thửa ruộng với diện tích gần 7,5ha của 44 hộ dân có hiện tượng sụt lún thành hố sâu hoặc nghiêng ruộng, mất nước. Người dân không thể cấy lúa được, phải chuyển sang trồng màu hoặc bỏ ruộng hoang.

Cùng với việc chỉ đạo di dời, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nơi ở không an toàn do sụt lún đất, nứt nhà UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã giao các ngành chức năng phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân gây sụt lún và đề xuất giải pháp đảm bảo sản xuất, đời sống cho các doanh nghiệp và người dân tại vùng mỏ Trại Cau.

NTV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load