Thứ sáu 11/10/2024 00:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội:

Thả cá, hóa vàng: Giá như không cần phải nhắc nhở, giúp đỡ!

19:48 | 01/02/2016

Theo văn hóa dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt Nam lại làm lễ tiễn ông Công - ông Táo về chầu trời, gửi gắm niềm tin về một năm mới tốt lành sắp tới. Năm nay, lễ tiễn ông Công, táo diễn ra trong thời tiết khô ráo nên ngay từ sáng sớm tại nhiều địa điểm ao hồ ở Hà Nội, không khí thả cá diễn ra khá nhộn nhịp.

Tại Hồ Tây, các địa điểm thả cá luôn có các công nhân vệ sinh môi trường túc trực, hướng dẫn mọi người vứt rác đúng nơi quy định. Tình trạng xả rác bừa bãi hầu như không còn.

Tương tự, năm nay, tại điểm cầu Long Biên và hồ Hoàn Kiếm, nhiều thanh niên tình nguyện được huy động đứng tại các điểm trên cầu, ngăn chặn việc xả rác vô tội vạ đã diễn ra nhiều năm vào ngày ông Táo về trời.

Túi ni lông đựng cá được các bạn trẻ gom lại, chuyển cá vào thùng nhựa sau đó thả dây đổ cá xuống sông. Vì thế nên tình trạng vứt túi ni lon bừa bãi gần như không còn. Người dân cũng khá ý thức trong việc nghe theo hướng dẫn của các tình nguyện viên.

Trong khi đó, tại khu vực cầu Diễn, một lượng lớn túi nilon vẫn bị người dân vứt tràn lan trên mặt cầu khiến hình ảnh nơi đây trở nên mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.

Phần tro hóa vàng cũng được đổ và thả luôn xuống lòng sông tạo nên một cảnh tượng nhếch nhác và bẩn thỉu.

Hoàng Hồng Vi - trưởng “nhóm cá chép" (Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội) cho biết: “Mục đích tuyên truyền cho người dân là thả cá không thả túi nilon và tro, bàn thờ xuống sông, hồ… để bảo vệ môi trường. Nhiều người mang cá chép ra đây bọn em đã dùng xô có buộc dây thừng và thả xuống từ từ rồi 1 bạn cầm đầu dây thứ 2 giật nhẹ cho xô nghiêng là cá xuống sông được”.

Anh Phạm Văn Liên (SN 1983, ở Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thấy công việc của các bạn tình nguyện viên là rất tốt, giúp người dân thả cá được dễ dàng và an toàn hơn. Rác mang ra đây cũng được các bạn thu gom lại nhằm bảo vệ môi trường rất tốt”.

Được biết, đây không phải năm đầu tiên nhóm tình nguyện trên làm công việc này trong dịp tết “ông Công, ông Táo”, mà vài năm trước công việc này cũng đã được thực hiện. Thực sự đây là hành động rất đáng được tuyên dương của các tình nguyện viên, qua đó đã làm thay đổi thói quen thả cá kiêm thả rác nhiều người dân, từ đó đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

Thả cá chép tiễn Táo quân về trời theo mong muốn cầu chúc về một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, mọi nhà được ấm no. Chính vì thế mà phong tục này vẫn được lưu truyền. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đi đôi với phong tục tốt đẹp này, nhiều hành động vô ý thức, xả rác bừa bãi đã khiến cho phong tục này mất đi ít nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Giá như người dân không cần sự giúp đỡ của các tình nguyện viên mà mỗi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng thì những tình nguyện viên không phải vất vả trong những ngày này và hình ảnh của Hà Nội và phong tục cúng lễ ông Công, ông Táo chắc chắn sẽ đẹp hơn nhiều.


Tình nguyện viên kiên trì đứng trong gió rét nhắc người dân thả cá đừng tiện tay xả rác.


Khẩu hiệu được đặt khắp cầu Long Biên


Hướng dẫn người dân ra vị trí có tình nguyện viên hỗ trợ thả cá chép


Cá chép được tình nguyện viên giúp dân thả xuống sông Hồng an toàn.


Giúp người dân gom rác vào đúng nơi qui định


Chiến lợi phẩm của tình nguyện viên là đống rác ở lại.

Theo Trọng Trinh-Hà Trang- Nguyễn Dương/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load