Được biết, tòa lâu đài thuộc sở hữu của ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) – một doanh nhân ở Ninh Bình.
Lâu đài Thành Thắng từ lâu đã nổi danh là cung điện nguy nga bậc nhất Ninh Bình được biết đến là toà nhà cao nhất Đông Nam Á với chiều cao của tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.
Được khởi công xây dựng từ năm 2016, cung điện Thành Thắng toạ lạc trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, được xây dựng dựa trên ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy). Ước tính được đầu tư hơn 1000 tỷ đồng.
Đáng nói, toà cung điện này có đến gần 20 phòng ngủ, đều lộng lẫy và xa hoa không khác gì của vua chúa, trong khi chỉ có 4 người ở, còn lại là giúp việc và bảo vệ. Nếu vào trong cung điện Thành Thắng mà không có bản đồ thì rất dễ bị lạc. Ngoài ra, lâu đài còn nhiều không gian khác như phòng ăn lớn chứa hơn 20 người, phòng karaoke, phòng xem phim, thư viện… và một không gian ấn tượng là phòng thờ, đây được coi là phòng thờ lớn nhất trong một công trình nhà ở tại Việt Nam.
Được biết, tòa lâu đài thuộc sở hữu của ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) – một doanh nhân ở Ninh Bình.
Ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) - ông chủ Thành Thắng Group |
Hệ sinh thái Thành Thắng Group có hạt nhân là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group (Đầu tư Thành Thắng), được thành lập vào tháng 8/2005, có hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, hiện đang mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng, …
Thành Thắng Group nằm trong số các công ty có doanh thu cao nhất ngành xi măng Việt Nam.
Năm 2019, doanh nghiệp này thu về hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 46%; biên lãi gộp được cải thiện từ 20% lên 27%. Việc đầu tư mới khiến Xi măng Thành Thắng lỗ 60 tỷ đồng năm 2017, lỗ nặng 261 tỷ đồng năm 2018, nhưng năm 2019 đã có lãi 5 tỷ đồng.
Theo Pháp luật và bạn đọc