Thứ ba 21/01/2025 23:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Xây dựng nhà ở xã hội tại Kiên Giang:

Tạo bước đột phá mới

11:02 | 06/12/2011

Nhiều người ví von Kiên Giang là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, bởi mảnh đất tận cùng phía tây nam của Tổ quốc này hội đủ đồng ruộng thẳng cánh cò bay; hệ thống sông rạch chằng chịt; biển cả bao la với nhiều đặc sản; trên ba ngàn tỷ mét khối đá vôi đủ làm nguyên liệu sản xuất xi măng cho hàng trăm năm… Với những lợi thế về tự nhiên như vậy, từ lâu, Kiên Giang đã được coi là một tỉnh giàu có nhất nhì ĐBSCL. Và cách đây trên 15 năm, Kiên Giang đã từng được ghi danh trong “Câu lạc bộ ngàn tỷ” về nguồn thu ngân sách hàng năm.

  
Kiên Giang dùng quỹ đất công để xây nhà ở xã hội .

Giàu có là vậy nhưng theo ước tính của Sở Xây dựng tỉnh này, đến nay vẫn còn trên 5 ngàn hộ với khoảng trên 13 ngàn người đang gặp khó khăn về nhà ở tại các KĐT và KCN. Số này tập trung chủ yếu ở TP Rạch Giá (trên 50%), TX Hà Tiên (17%) và các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện Châu Thành, Kiên Lương, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận…

Nhiều năm qua, với sự chủ trì của Ủy ban MTTQVN tỉnh, sự đóng góp tích cực của các tổ chức, DN và mạnh thường quân, vấn đề nhà ở cho các hộ nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực và to lớn, với trên 300 nghìn gia đình đã được nhận nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, nhà đồng đội. Nhưng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, KCN, nhà máy, công trường liên tiếp ra đời đã thu hút hàng vạn lao động đến làm việc. Vì vậy, hàng ngàn gia đình công nhân đang rất cần “an cư để lạc nghiệp”. Nhu cầu nhà ở cho công nhân là rất lớn và đang tạo áp lực căng kéo đối với các DN và chính quyền địa phương.

Với sự tham mưu của ngành Xây dựng, HĐND và UBND tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cuộc họp để thảo luận và tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề này. Tuy nhiên, vì vướng cơ chế - nhất là cơ chế giải quyết về quỹ đất và sự chia sẻ trách nhiệm của các DN nên trong một thời gian dài, câu chuyện nhà ở xã hội vẫn là “chủ đề nóng ở các diễn đàn chính trị nhưng chưa tìm được lời giải thỏa đáng và khả thi”. Câu hỏi: “Dùng quỹ đất nào để cất nhà ở xã hội?” luôn làm đau đầu các nhà quản lý chuyên ngành xây dựng và chính quyền địa phương.

Sau một thời gian tổng rà soát việc sử dụng quỹ đất công thuộc chính quyền các địa phương quản lý, mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã có một chính sách mang tính đột phá được dư luận đồng tình: Dùng quỹ đất công tại TP Rạch Giá và các thị trấn thuộc các huyện hiện chưa sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả để xây dựng nhà ở xã hội. Quyết định này đã tháo gỡ vướng mắc vốn đã tồn tại bấy lâu đối với các DN khi bàn đến chủ trương xây dựng nhà ở xã hội. Bởi nhiều DN khi nói đến việc xây dựng nhà ở xã hội, bài toán đầu tiên họ phải tính đến là hiệu quả kinh tế, là sự nhiêu khê kéo dài trong quá trình GPMB, đền bù giải tỏa... Chủ trương dùng quỹ đất công để xây nhà ở xã hội sẽ giúp DN vơi bớt gánh nặng đè lên vai. Vì thế, việc lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đồng ý cho sử dụng đất công xây dựng nhà ở xã hội được coi là “chìa khóa” để mở lối tiến trình xây dựng nhà ở xã hội ở tỉnh Kiên Giang.

Ông Phạm Vũ Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “UBND tỉnh Kiên Giang đã có chủ trương lập dự án tiền khả thi, trên cơ sở sử dụng quỹ đất công để đầu tư xây dựng 1 nghìn căn nhà ở xã hội tại 6 thành phố, huyện, thị, gồm: TP Rạch Giá 500 căn, TX Hà Tiên, các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Kiên Lương mỗi huyện 100 căn”. Theo đó, toàn bộ số căn hộ này được thiết kế xây dựng theo mô hình tòa nhà chung cư, cao 5 tầng, mỗi căn hộ rộng từ 36 - 60m2. Các tòa nhà chung cư được xây dựng tại các vị trí đẹp, thuận tiện đi lại và sinh hoạt cho cư dân; có các dịch vụ công cộng như nhà trẻ, cửa hàng, chỗ giữ xe, khu tang lễ, công viên cây xanh… Tổng nguồn vốn cho dự án này khoảng 420 tỷ đồng được vay từ Ngân hàng Đầu tư phát triển tỉnh Kiên Giang, với lãi suất ưu đãi 3%/năm, thời hạn vay 10 năm. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân lao động, người có thu nhập thấp sinh sống tại đô thị là những đối tượng được thụ hưởng từ dự án và họ chỉ phải nộp trước 20% giá trị căn hộ, sau đó trả dần trong 10 năm.

Bình Giang

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về đất đai

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất. Qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với các hành vi không đăng ký đất đai; lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất; sử dụng đất không đúng mục đích…

  • Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 5/15 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 2.377/12.000 căn và 1 dự án nhà lưu trú công nhân hoàn thành 1 phần, với quy mô 368 căn.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Đã giải quyết khó khăn để cấp sổ hồng cho 27.500 căn hộ

    (Xây dựng) - Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) đã tổ chức 12 cuộc họp về 66 dự án. Kết quả, đã tháo gỡ 41/66 dự án khó khăn, vướng mắc với số lượng căn hộ là 27.575 và 655 ô đậu xe ôtô, 1 tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.

  • Vĩnh Phúc: Bảng giá đất năm 2025 chính thức có hiệu lực từ ngày 20/01

    (Xây dựng) – Từ ngày 20/01/2025, bảng giá đất mới được áp dụng năm 2025 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành chính thức hiệu lực. Theo nhận định, giá đất mới sẽ tác động lớn đến thị trường bất động sản.

  • Hà Nội: Áp dụng đơn giá xây dựng nhà ở mới từ ngày 25/1/2025

    (Xây dựng) - Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

  • Người sử dụng đất có được tự lập bản vẽ tách, hợp thửa đất?

    (Xây dựng) - Bà Vũ Lan Phương (Lào Cai) hỏi, bản vẽ tách thửa, hợp thửa đất mà người sử dụng đất tự lập có đủ điều kiện để nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ hay không?

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load