Thứ năm 25/04/2024 21:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, tại sao không?

09:01 | 12/01/2022

Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi.

tang truong gdp dat 6 65 tai sao khong

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Với 6 trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công...

Trong bối cảnh dịch Covid-19 với biến thể Omicron hoành hành trên toàn thế giới, mặc dù kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi khả quan nhưng việc Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng lên tới trên 6% khiến không ít ý kiến hoài nghi.

Trước hết, phải khẳng định chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2021 trên nền tăng trưởng thấp (khoảng 2%), bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Việc đặt chỉ tiêu 6-6,5% thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2022.

Theo ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của UNDP cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi. Không phải ngẫu nhiên, ông Jonathan Pincus đưa ra con số lạc quan, tương đồng với mục tiêu đề ra của Chính phủ Việt Nam.

Năm 2021, mặc dù chúng ta không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra đầu năm nhưng với mức 2,58% của cả năm và 5,22% trong quý IV thực sự là những con số ấn tượng, nhất là sau khi Chính phủ đã có những điều chỉnh mang tính chiến lược cả về chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Vị cố vấn kinh tế cao cấp của UNDP cho rằng, mức tăng trưởng phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch. Chiến thắng dịch Covid-19 trong năm 2022 là mục tiêu lớn, mục tiêu quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn ra tuần qua.

Quyết tâm này đã được cụ thể hóa bằng nỗ lực bao phủ vaccine phòng Covid-19 đối với độ tuổi từ 12 tuổi trở lên và tiếp tục mở rộng đối tượng bao phủ vaccine cho trẻ từ 5 tuổi, đưa Việt Nam từ quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine rất thấp trở thành một trong 6 quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, trong đó có những nhóm đã tiệm cận mốc 100%.

Chiến thắng dịch Covid-19, chung sống an toàn với dịch và tăng cường khả năng ứng phó hiệu quả với những diễn biến khó lường của các chủng Covid-19 mới là động lực và điều kiện để Việt Nam tập trung nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh "bình thường mới" .

Mặc dù vậy, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 vẫn phủ bóng đen lên các nền kinh tế, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% là thách thức rất lớn đối với Chính phủ.

Chiều 11/1, tại kỳ họp bất thường, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tổng giá trị các chính sách trong chương trình gần 350.000 tỷ đồng. Cùng với các chính sách bao quát, toàn diện, vĩ mô và nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế, gói hỗ trợ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay sẽ là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch, đảm bảo an sinh xã hội...

Với truyền thống và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân; các biện pháp điều hành của Chính phủ, quản lý của Nhà nước; khả năng thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp; quyết tâm chiến thắng đại dịch và triển khai có hiệu quả các nhóm chính sách hỗ trợ... mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% GDP trong năm 2022 dù rất khó nhưng chúng ta có đủ niềm tin để biến nó thành hiện thực.

Theo Hoàng Lam/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load