Thứ sáu 19/04/2024 10:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tăng tính minh bạch, chuyên nghiệp trong hoạt động môi giới bất động sản

16:04 | 25/10/2021

(Xây dựng) - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng vừa đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó có nội dung quy định môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề, cấm cá nhân hoạt động môi giới độc lập. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến đồng tình, hướng tới xây dựng thị trường minh bạch, chuyên nghiệp, nâng tầm hoạt động môi giới bất động sản.

tang ti nh minh ba ch chuyen nghie p trong hoa t do ng moi gio i ba t do ng sa n
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Nhiều bất cập trong hoạt động môi giới bất động sản

Theo "Hồ sơ đề nghị sửa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản" mới được Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng công bố, hoạt động môi giới bất động sản là loại hình kinh doanh dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Việc cho phép môi giới bất động sản hoạt động với mô hình và quy mô phù hợp đã tạo ra một kênh phân phối bất động sản mới, qua đó giúp nhà đầu tư bất động sản rút ngắn thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế, người tiêu dùng có cơ hội được phục vụ tốt hơn.

Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của một số địa phương trên cả nước, tính từ năm 2008 đến thời điểm này có khoảng 32.912 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và khoảng 80% bất động sản giao dịch thành công đều thông qua môi giới. Tính đến thời điểm này đã có 282.139 giao dịch thành công, trong đó tại Hà Nội có 79.501 giao dịch thành công, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 85.074 giao dịch thành công.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Trong đó, đáng chú ý là nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng.

Đội ngũ môi giới bất động sản hoạt động thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức pháp luật căn bản trong lĩnh vực này còn thấp, nặng tính "chụp giật", kiếm lời, chưa tôn trọng khách hàng, gây thiệt hại cho khách hàng dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Mặt khác, do một số quy định pháp luật về quản lý hoạt động môi giới hiện nay còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân môi giới có cơ hội "lách luật" trốn thuế", Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện môi giới bất động sản một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng tư vấn, dự thảo của Bộ Xây dựng đã đưa ra hướng sửa đổi, bổ sung quy định phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới…, phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập.

Hướng đến chuyên nghiệp hóa đội ngũ môi giới bất động sản

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, anh Tuấn, một môi giới bất động sản cho biết: “Cá nhân anh rất đồng tình với phương án của Bộ Xây dựng nêu ra. Những việc để giúp mình được nâng cao chuyên môn và mang lại sự tin tưởng cho khách hàng là mình ủng hộ và làm thôi”.

Bên cạnh đó, nhiều môi giới bất động sản cho rằng, tình trạng sốt đất ảo, những người hoạt động môi giới theo kiểu “cò” thổi giá xảy ra thì trách nhiệm quản lý, giám sát địa bàn của các địa phương đóng vai trò quyết định hơn. Việc thiếu quan tâm và buông lỏng quản lý của pháp luật là một trong những nguyên nhân tạo ra mảng tối của nghề môi giới bất động sản..

Ở góc độ khách hàng, nhiều người cho thấy, trường hợp đã có kinh nghiệm mua nhà đất thì họ không quan trọng môi giới độc lập hay của công ty. Môi giới tạo được niềm tin, đưa lại sản phẩm tốt và chăm sóc khách chu đáo là trên hết. Tuy nhiên, với những người mua lần đầu chưa có kinh nghiệm, lo sợ rủi ro thì nên tìm đến môi giới hoạt động trong các doanh nghiệp có uy tín để được đảm bảo hơn.

Theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, sau 6 năm thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản đã giúp thông thoáng môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Mặc dù vậy, ông Cường cho rằng những năm gần đây Luật đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần phải sửa đổi. Việc không bắt buộc giao dịch qua sàn đã gây khó khăn cho quản lý Nhà nước, dẫn tới hàng loạt dự án "ma" mọc lên trên khắp cả nước lừa đảo khách hàng.

"Những năm qua, có rất nhiều người không phải là môi giới cũng nhảy vào tư vấn nhà đất (truyền thông hay gọi là “cò” đất) để thao túng giá, làm rối loạn thị trường. Nhiều môi giới bất động sản cũng không được chuyên nghiệp, hoạt động đơn lẻ, chụp giật, trốn thuế", ông Cường nói.

Ông Cường đồng thuận về dự thảo sửa đổi Luật đã quy định phải theo học khóa đào tạo bất động sản là điều kiện bắt buộc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, quy định chi tiết quyền hạn, quy mô, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản…

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, sửa Luật là cần thiết, bởi ngoài thuận lợi, những năm qua Luật đã bộc lộ không ít tồn tại cũng như đã bỏ ngỏ nhiều quy định trong kinh doanh bất động sản, gây khó khăn cho quản lý, thất thu nguồn thuế, phát sinh hệ lụy tiêu cực như xuất hiện hàng loạt dự án "ma".

Ông Đính cho rằng dù môi giới bất động sản là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhưng một số đơn vị còn hoạt động ngoài luồng, theo thời vụ, ăn theo các "cơn sốt đất" tại các địa phương.

"Những năm qua, “cò” đất không có chứng chỉ hành nghề và ngay cả môi giới hoạt động đơn lẻ, thiếu chuyên nghiệp đã dẫn đến hàng loạt vụ “sốt” đất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Và không ít sàn, trung tâm giao dịch được lập tự phát, không chấp hành quy định pháp luật’, ông Đính cho biết.

Theo ông Đính, Luật quy định các sàn giao dịch phải đăng ký, thông báo định kỳ về Sở Xây dựng. Tuy nhiên việc quản lý, phát hiện, xử lý vi phạm của các đơn vị chức năng cũng như các địa phương chưa triệt để.

Để lĩnh vực kinh doanh bất động sản trở nên chuyên nghiệp, ngoài sửa Luật phù hợp với thực tế, khâu thực thi pháp luật cần quyết liệt, kịp thời hơn nữa, ông Đính bày tỏ quan điểm.

Huyền Lê (T/h)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai: Chuẩn bị điều kiện để thực thi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)

    (Xây dựng) – Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới đáng chú ý, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, giúp thị trường thêm minh bạch, bền vững. Để Luật mới được triển khai thực hiện ngay sau khi có hiệu lực, Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai đã và đang chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thực thi Luật vào đầu năm 2025.

  • Những trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị điều chỉnh sổ đỏ

    (Xây dựng) - Ông Phan Quốc Quế (Đắk Nông) đã được UBND thị xã cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 4/5/2010 (vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đơn vị hành chính cũ là huyện), đứng tên là hộ ông Phan Quốc Quế, tổng diện tích 307m2, trong đó, đất ở đô thị 60m2, đất trồng cây lâu năm khác 247m2.

  • Các trường hợp phải phải sang tên sổ đỏ

    (Xây dựng) – Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định rõ về các trường hợp phải thực hiện sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ).

  • Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446/UBND-NC ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

  • An Giang: Khu đô thị mới Tây sông Hậu đủ điều kiện bán 104 căn nhà liên kế

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang đã ban hành Văn bản số 851/SXD-QLN&HTKT về việc thông báo sản phẩm dự án Khu đô thị mới Tây sông Hậu giai đoạn 2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện bán theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản (Khu liên kế (Ph3.2) tại các lô: C86, C87, C88, C90, C91, C92, C95, C96, C97, C98, C99 ), gửi: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổ chức nhà ở Quốc gia tại An Giang. Theo Văn bản này, 104 căn nhà liên kế thuộc các khu Ph3.2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

  • Hà Nội: Hai dự án “ôm đất vàng” bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Giấy

    (Xây dựng) – Sau gần 20 năm được giao đất, hai lô đất có tổng diện tích hơn 11.000m2 của Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn GFS (nằm đối diện Công viên Cầu Giấy) vẫn đang là một bãi đất trống được quây tôn kín mít.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load