Thứ năm 25/04/2024 07:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng, DN và quốc tế ứng phó BĐKH

19:02 | 04/08/2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg. Đây là cơ sở để Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật, thúc đẩy quá trình tham gia của cộng đồng, khối doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thích ứng với BĐKH, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

tang cuong huy dong nguon luc cua cong dong dn va quoc te ung pho bdkh
Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường Tăng Thế Cường

Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với TS. Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường về các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai Kế hoạch quan trọng này.

Các quan điểm và mục tiêu chung về ứng phó với BĐKH của Việt Nam được hiện thực hóa qua Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH như thế nào, thưa ông?

Cục trưởng Tăng Thế Cường: Có thể nhận thấy rõ, quan điểm về thích ứng với BĐKH của Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt được nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, luôn nhất quán, bao gồm: Yêu cầu về ứng phó với BĐKH, phòng, chống thiên tai có vị trí quan trọng trong các quyết định phát triển; nội dung thích ứng với BĐKH phải được lồng ghép trong các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch có liên quan; thích ứng với BĐKH phải gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội và tận dụng các cơ hội do BĐKH mang lại; bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể là một nội dung quan trọng, quyết định đến hiệu quả triển khai Kế hoạch. Xin ông cho biết các nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhất sẽ được thực hiện trong thời gian tới?

Cục trưởng Tăng Thế Cường: Trong Kế hoạch, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề ra phân theo 3 nhóm tương ứng với 3 mục tiêu cụ thể, tập trung vào 7 nhóm, lĩnh vực: Tăng cường công tác quản lý nhà nước và nguồn lực (23 nhiệm vụ); Nông nghiệp (43 nhiệm vụ); Phòng chống thiên tai (26 nhiệm vụ); Môi trường và đa dạng sinh học (10 nhiệm vụ); Tài nguyên nước (17 nhiệm vụ); Cơ sở hạ tầng (25 nhiệm vụ); Các lĩnh vực khác (sức khoẻ cộng đồng, lao động-xã hội, văn hoá-thể thao-du lịch) (19 nhiệm vụ).

Các lĩnh vực được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào mức độ tác động của BĐKH và mục tiêu của kế hoạch thích ứng quốc gia; không phân chia nhiệm vụ theo Bộ, ngành để tránh sự trùng lặp, chồng lấn trong các lĩnh vực.

Đặc biệt, tôi nhấn mạnh 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris được nêu trong nội dung Kế hoạch bao gồm:

Một là, nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đề ra. Trong đó, tập trung vào rà soát, cập nhật và xây dựng mới các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành trên cơ sở các kịch bản BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH; giám sát và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH, bao gồm việc ban hành các bộ tiêu chí đánh giá rủi ro khí hậu, xác định các dự án, nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả của các hoạt động, thiết lập và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá; định kỳ cập nhật kịch bản BĐKH, xây dựng các kịch bản về tác động, tổn thất và thiệt hại, thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia và công cụ hỗ trợ công tác quản lý và hoạch định chính sách, xây dựng các cơ chế, chính sách, huy động và phân bổ nguồn lực về tài chính…

Hai là, tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức, sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu với các nhiệm vụ giải pháp cụ thể.

Ba là, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH với 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, bao gồm: Nâng cao năng lực giám sát BĐKH, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin về thiên tai và khí hậu cực đoan; đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai; cải thiện hệ thống quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chú trọng giải pháp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy tri thức địa phương trong phòng tránh thiên tai; triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai kịp thời và hiệu quả, chú trọng các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất; chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đối phó với hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng; giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại.

tang cuong huy dong nguon luc cua cong dong dn va quoc te ung pho bdkh
Phát triển các dự án năng lượng tái tạo, thích ứng với BĐKH tại Việt Nam

Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH được thực hiện trong khoảng thời gian khá dài, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vậy các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sẽ được phân kỳ theo các giai đoạn như thế nào, thưa ông?

Cục trưởng Tăng Thế Cường: Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch được phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm: 2021-2025, 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:

Giai đoạn 2021-2025 tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về thích ứng với BĐKH; chuẩn bị cơ sở pháp lý và điều kiện kỹ thuật nhằm lồng ghép nội dung BĐKH vào các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch; triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết.

Giai đoạn 2026-2030 sẽ tăng cường phối hợp, triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước BĐKH và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. Nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của BĐKH. Thúc đẩy các hành động thích ứng mang lại đồng lợi ích trong giảm nhẹ các rủi ro do BĐKH và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050 sẽ phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2021-2030, tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người, cơ sở hạ tầng và các hệ thống tự nhiên, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH và an toàn trước thiên tai.

Huy động nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH. Vậy các cơ quan liên quan sẽ huy động nguồn lực để triển khai Kế hoạch như thế nào, thưa ông?

Cục trưởng Tăng Thế Cường: Nguồn lực thực hiện Kế hoạch được huy động từ nhiều kênh khác nhau, tuân thủ theo các quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Các nguồn tài chính cho các hoạt động thích ứng có thể được huy động từ các kênh gồm: Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương); hỗ trợ của quốc tế; nguồn lực của các doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng.

Trong đó, Nhà nước hằng năm cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn lực hỗ trợ quốc tế để thực hiện, đặc biệt cho các nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế, chính sách thích ứng với BĐKH và thực hiện các dự án đầu tư cấp bách nhằm thích ứng với BĐKH. Nguồn lực cho các nhiệm vụ thích ứng với BĐKH cần được đưa vào hệ thống chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án, dự án của các Bộ, ngành và địa phương.

Có một số kênh hợp tác đa phương hỗ trợ cho các hành động thích ứng với BĐKH có thể tiếp cận, bao gồm: Quỹ Môi trường toàn cầu, thích ứng BĐKH là một lĩnh vực ưu tiên của GEF, đây sẽ là đối tác tiềm năng trong hỗ trợ thực hiện Kế hoạch. Bên cạnh đó còn có Quỹ thích ứng với mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động thích ứng với BĐKH; Quỹ Khí hậu xanh hỗ trợ các dự án, chương trình, chính sách và các hoạt động khác về thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các nước đang phát triển…

Việt Nam cũng có thể tiếp cận các hỗ trợ kỹ thuật do các ngân hàng phát triển và các tổ chức của Liên hợp quốc về BĐKH cung cấp, cũng như hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ cho các hoạt động thích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng, địa phương. Đồng thời, Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH của Việt Nam.

Để thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch, các Bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động xác định nội dung cụ thể, trình duyệt, phê duyệt và bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cộng đồng. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và địa phương đẩy mạnh vận động các tổ chức quốc tế, các đối tác quốc tế, các nước, đặc biệt là các nước có quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực BĐKH tăng cường hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Thu Cúc/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hàng loạt doanh nghiệp ở Bình Dương chậm đóng bảo hiểm xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, ông Nguyễn Duy Hiểu - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bình Dương cho biết, trong năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình chậm đóng bảo hiểm ở Bình Dương thấp hơn so với chỉ tiêu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Trong đó, một số đơn vị vẫn còn nợ đọng kéo dài gây khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong công tác thu hồi nợ.

    14:47 | 24/04/2024
  • Hà Nội: Triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn.

    11:29 | 24/04/2024
  • Khẩn trương điều chỉnh Dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Trước ngày 30/4/2024, UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) trình Chính phủ.

    11:17 | 24/04/2024
  • Nghệ An: Báo cáo nguyên nhân vụ sập cầu treo Kẻ Nính

    (Xây dựng) - Sở Giao thông Vận tải Nghệ An vừa có báo cáo kết quả kiểm tra vụ việc nguyên nhân khiến sập cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu xảy ra vào ngày 6/3/2024.

    10:19 | 24/04/2024
  • Cháy lớn thiêu rụi xưởng gỗ ở Hà Nội

    Khoảng 18h ngày 23/4, xưởng nội thất gỗ ở xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bất ngờ cháy lớn lan sang nhà kho bên cạnh chứa nhiều bình gas.

    09:23 | 24/04/2024
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

    22:04 | 23/04/2024
  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

    21:37 | 23/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

    20:45 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

    20:18 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

    19:07 | 23/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load