Thứ sáu 29/03/2024 20:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tàm Xá - vùng đất tiềm năng

19:30 | 30/08/2016

(Xây dựng) - Xã Tàm Xá nằm phía Tây Nam huyện Đông Anh - Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên là 458,88ha bao gồm đất nông nghiệp 284,95ha, đất phi nông nghiệp 157,79ha và đất chưa sử dụng 16,14ha. Với điều kiện tự nhiên nằm ven sông Hồng và là đất phù sa nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai thế mạnh của xã. Mặt khác Tàm Xá  nằm trong vùng quy hoạch đô thị lõi của TP với cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông thuận lợi, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Từ những lợi thế đó, Tàm Xá đang là một điểm sáng, là khu trung tâm giao thương của huyện Đông Anh nói riêng và TP Hà Nội nói chung.

Giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 02/02/2015, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 530/QĐ-UBND công nhận Tàm Xá đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2014. Nhưng để duy trì và giữ vững danh hiệu đó, Đảng ủy - chính quyền xã đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X thành các chương trình công tác trọng tâm, đưa ra nhiều nhóm giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân.

Về phát triển kinh tế nông nghiệp, Tàm Xá là vùng đất phát triển kinh tế nông nghiệp là chính nên việc đẩy mạnh quy hoạch các vùng rau sạch, vùng hoa cây cảnh và vùng rau an toàn luôn được ưu tiên chú trọng. UBND xã đã vận động bà con tự dồn điền đổi thửa cho nhau thành các ô thửa lớn để tập trung phát triển kinh tế thành các vùng. Để kích cầu, lãnh đạo xã đã xây dựng cụ thể kế hoạch đầu tư công, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng bãi ngoài sông. Đến nay toàn bộ khu bãi Già đã được bê tông hóa và đổ đá dăm. Ngoài ra Đảng ủy xã đã chỉ đạo hỗ trợ lắp đặt công tơ điện, khoan giếng, hỗ trợ giá giống, hỗ trợ các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mục đích tạo điều kiện tốt nhất để người dân thúc đẩy sản xuất, xen canh tăng vụ, tăng thu nhập hàng năm.

Đảng ủy cũng đã tổ chức những lớp tập huấn KHKT và tuyên truyền vận động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phổ biến tới nhân dân mạnh dạn trồng cây con giống cho giá trị kinh tế cao như: Cây quất cảnh, hồng xiêm, đu đủ, chuối và đặc biệt là rau cao cấp...

Hiện nay Tàm Xá là điểm cung cấp rau sạch cho rất nhiều nơi tại Hà Nội hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch và rau an toàn. Giai đoạn 2010 - 2015 sản xuất nông nghiệp, dịch vụ tăng cả về chất và lượng khiến thu nhập hàng năm tăng trưởng từ 10 - 12%. Về lực lượng lao động chiếm hơn 50% nhân khẩu. Cơ bản là lực lượng trẻ được đào tạo bài bản nên rất năng động, sáng tạo trong công việc. Từ đó đẩy mạnh việc chuyển đổi giống cây trồng theo vùng quy hoạch, tổng diện tích đã chuyển đổi từ 2010 - 2015 là 140,5ha chiếm 64% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó 2015 chuyển đổi được 8,4ha.

Từ những chủ trương định hướng đúng đắn và tình đoàn kết nhân dân, đến nay tổng diện tích đất gieo trồng đạt xấp xỉ 250ha với nhiều loại cây trồng đa dạng như quất cảnh, đào cảnh, rau màu và cây ăn quả các loại. Trong đó ngô xen thanh hao chiếm 104,28ha, rau màu các loại 25ha, cây ăn quả 51,8ha, quất đào cảnh 24,13ha, cỏ sữa 12,79ha. Ước tính thu nhập từ ngô nếp đạt 166 triệu đ/ha/năm. Cây quất cảnh đạt 2,2 tỷ đ/ha/năm, cây đào cảnh đạt 1 tỷ đ/ha/năm, rau các loại đạt 333 triệu đ/ha/năm. Cây ăn quả cho thu nhập khoảng 222 triệu đ/ha/năm...

Trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi của xã luôn được chú trọng và phát triển nhiều năm nay. Trong đó công tác phòng chống dịch bệnh gia sức, gia cẩm được tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên đến nay không có ổ dịch trên địa bàn. Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thường xuyên... Theo thống kê tổng đàn lợn là 5.623 tăng 1.075 con, đàn bò 935 tăng 185 con so với cùng kỳ...

Song song với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ trên địa bàn vẫn được quan tâm. Toàn xã hiện có khoảng 1.200 lao động và 100 hộ kinh doanh dịch vụ. Ước tính thu nhập từ lao động làm ngoài đạt 3 triệu đ/người/tháng. Kinh doanh dịch vụ đạt 50 triệu đ/tháng... Ngoài ra UBND xã cũng đã có những chủ trương phát triển kinh tế như phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người dân vay vốn số tiền là 2 tỷ 870 triệu đồng. Tổ chức 3 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp như: sản xuất rau, củ, quả an toàn, kỹ thuật hoa cây cảnh thu hút gần 500 lượt người dân tham dự...

Ông Hoàng Hữu Vân - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Việc xây dựng NTM là nỗ lực của nhân dân toàn xã, ngoài nguồn kinh phí của UBND, hầu như tất cả người dân đã tự đóng góp kinh phí để xây dựng hạ tầng là chính. Những con ngõ, ngách đều do dân làm và họ đóng góp gần 100% tiền của và công sức, điều đó đã tạo nên một Tàm Xá đoàn kết từ chính quyền địa phương với từng hộ dân trong xã. Tuy nhiên Tàm Xá đã đạt chuẩn NTM nhưng để duy trì và giữ vững danh hiệu đó lại là nỗi trăn trở của Đảng ủy - HĐND-UBND Tàm Xá. Dường như về cơ bản xã đã đạt đủ 19 tiêu chí nhưng về hình thức, bộ mặt vẫn chưa cho thấy sự rõ nét để người dân có thể cảm nhận được những cái mới, sự thay đổi một cách rõ rệt như những tiêu chí trong Bộ tiêu chí của Trung ương đã ban hành. Với địa thế xã nằm trong quy hoạch phát triển Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Là đơn vị nằm trong phân khu N4 và N8, các quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất cũng được TP Hà Nội phê duyệt nhưng do các dự án chưa hoặc chậm triển khai nên cũng ít nhiều ảnh hướng tới hướng phát triển kinh tế của xã. Khó khăn là vậy, nhưng trong nhiệm kỳ mới (2015 - 2020) chủ trương của xã sẽ đưa vào các dự án đầu tư công, cụ thể là nâng cấp 4 trục đường chính của xã và hạ con đê cụt nhằm tạo quỹ đất, từ đó nâng cấp, chỉnh trang những cơ sở như UBND xã hay nhà văn hóa nay cũng đã xuống cấp. Hiện nay Tàm Xá cũng đang đấu giá đất xen kẹt trong khu dân cư. Những nỗ lực đó nhằm thay đổi bộ mặt của xã trong những năm tới.

Phát triển kinh tế được cụ thể hóa trong chương trình 02-CTr/ĐU

Sau khi Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 9 thành công tốt đẹp, BCH Đảng bộ đã cụ thể hóa nghị quyết Đại hội thành chương trình 02-CTr/ĐU để cụ thể hóa việc phát triển kinh tế của xã giai đoạn 2015 - 2020.

Ngay từ đầu nhiệm khóa, thực hiện QĐ 05 của TP Hà Nội và chủ trương của huyện Đông Anh, Tàm Xá đã được phê duyệt 3 mô hình trang trại và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Nâng cấp và đầu tư cứng hóa toàn bộ hệ thống đường khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng (xứ đồng bãi già) bằng bê tông hóa và đá dăm, tổng vốn đầu tư xấp xỉ 18 tỷ đồng. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hoang hóa đã được sử dụng theo quy định, 100% diện tích đất, 5% được cho thuê thầu để tăng thu ngân sách. Các diện tích đất khó giao được tập trung thực hiện theo đúng Quyết định số 1312 của huyện Đông Anh.

Quản lý trật tự xây dựng có nhiều tiến bộ, những hiện tượng vi phạm được xử lý kịp thời, đã hoàn thiện cấp phép xây dựng cho 86 trường hợp, công tác đấu giá đất kẹt được thực hiện bài bản với tổng số 21 ô, đã đấu giá được 19 ô, thu về cho ngân sách 21 tỷ 551 triệu đồng. Xã đã xét và đề nghị cấp được 39 sổ/43 hộ đủ điều kiện, đạt 76,7%.

Từ những kết quả đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tàm Xá bình quân 5 năm đạt 28%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 9 đề ra là 17% (Nghị quyết Đại hội là 11%).

Ông Hoàng Viết Phương - Bí thư Đảng ủy xã Tàm Xá chia sẻ: Trong giai đoạn 2010 - 2015, nhiều chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước ban hành, việc chuyển tải tới người dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận người dân tiếp cận còn chậm và chưa đầy đủ nên cũng làm ảnh hưởng tới quá trình quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Cái khó của người dân Tàm Xá là chăn nuôi nhiều nhưng diện tích đất lại ít, hầu hết bà con trồng trọt ngoài bãi ven sông Hồng. Các hộ chăn nuôi hiện tại trong xã thì chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là trong khu dân cư đông đúc. Hiện nay để kích cầu, xã đã vận động người dân tự dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất cho nhau trong vùng quy hoạch để tạo ra các ô thửa lớn nhằm phát triển sản xuất, tránh tình trạng manh mún, không đồng đều. Về đề án quy hoạch vùng sản xuất, xã đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt, theo đó sẽ quy hoạch khu chăn nuôi, trồng trọt ra ngoài bãi sông, tạo thành một vùng sản xuất nông nghiệp riêng biệt, tách rời khu dân cư để đảm bảo môi trường sống cho bà con. Nhưng đến nay xã vẫn chưa thực hiện được, đây cũng là nguyện vọng của toàn xã, qua đó mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian tới”.

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5% (nông nghiệp tăng 6%, thương mại dịch vụ tăng 17%).

- Về cơ cấu kinh tế địa bàn đến năm 2020:

+ Nông nghiệp là 40%.

+ Thương mại dịch vụ là 60%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 320 triệu đ/ha/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đ/năm.

- Phát triển mô hình trang trại ra khu vực ven lòng đầm bãi già, bãi non khoảng 05ha.

- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp an toàn, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

- Chuyển đổi cây trồn là 48,6ha trong đó:

+ Hoa, quất cảnh: 22ha.

+ Cây ăn quả: 18ha.

+ Rau các loại: 8,6ha.

- Phấn đấu đạt từ 35 - 45ha các loại rau an toàn để giữ vững thương hiệu rau an toàn của xã đang cung cấp trên thị trường.

 

Phạm La Duy

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP quý I năm 2024 tăng trưởng 5,66%

    (Xây dựng) - Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2024.

  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load