Thứ năm 18/04/2024 18:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sửa chính sách quản lý khu công nghiệp cần dựa trên điều kiện thực tiễn

09:47 | 21/09/2021

Dự thảo Nghị định sửa đổi thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được ban hành năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ nhận nhiều phản hồi trái chiều từ cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo sửa đổi được cho là vẫn còn nhiều điểm chưa được làm rõ, không sát với điều kiện kinh tế - xã hội, chưa đủ sức thu hút nhà đầu tư nước ngoài

sua chinh sach quan ly khu cong nghiep can dua tren dieu kien thuc tien
Hình ảnh Khu công nghiệp Quế Võ III (Bắc Ninh). Ảnh: Phan Anh

Nhiều điểm mờ cần được làm sáng tỏ

Trong Dự thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, lý do cần sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là để đảm bảo được sửa đổi, cập nhật, phù hợp với các quy định tại các văn bản pháp quy mới liên quan được ban hành, nhất là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia và các doanh nghiệp, cả nghị định cũ và dự thảo sửa đổi mới vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng.

sua chinh sach quan ly khu cong nghiep can dua tren dieu kien thuc tien
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang vô cùng lúng túng vì gặp khó khăn trong việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng. Ảnh minh họa: Phan Anh

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Dự thảo sửa đổi quy định: ”Điều kiện xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Nhận định về điều này, ông Nguyễn Thành An - CEO OHDEAR VIETNAM JSC - chia sẻ, do thực tế hiện nay, Việt Nam còn thiếu quy hoạch vùng, thậm chí nhiều địa phương chưa có quy hoạch tỉnh nên quy định này hiện có rất nhiều điều bất cập và khó thực thi. Vì vậy, việc áp dụng theo quy định này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác trình duyệt và thẩm định.

"Theo tôi, nên sửa khoản 1 điều 8 dự thảo theo hướng: “Trong trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt thì việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được UBND tỉnh có ý kiến chấp thuận”.

Như vậy vừa phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, của quốc gia, giúp cơ quan quản lý dễ dàng trong việc thẩm định, phê duyệt, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các thủ tục đầu tư.

Về vấn đề điều kiện sống cho người lao động, Khoản 9 Điều 8 dự thảo cũng yêu cầu chủ đầu tư “Phải có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động".

Ông Nguyễn Khang - Chủ tịch HĐQT Phúc Thành Group - đề xuất việc xây dựng các hạ tầng trong khu công nghiệp được phê duyệt chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp có phương án bố trí xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động, tránh trường hợp phải có thêm phê duyệt Đánh giá tác động môi trường. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ thẩm định phương án bố trí xây dựng nhà ở do nhà đầu tư đề xuất.

Các doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp cũng đề nghị làm rõ hơn những quy định, trình tự thủ tục còn nhiều nội dung vướng mắc, chưa rõ ràng dẫn đến khó thực thi trên thực tế như: Chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích khu công nghiệp sang khu đô thị, thương mại, dịch vụ.

Đa phần nhà đầu tư đều có ý kiến nên bổ sung cụ thể thêm trường hợp chuyển đổi một phần diện tích khu công nghiệp nữa để đảm bảo việc thuận tiện trong quá trình triển khai, tránh việc quy định chung cả việc chuyển đổi toàn bộ khu công nghiệp với chuyển đổi một phần khu công nghiệp.

Cần tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Đồng tình với ý kiến của CEO OHDEAR VIETNAM JSC, giới chuyên gia bất động sản nhận định, trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến thuê đất đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì việc xem xét, đánh giá phải tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu thực tiễn của từng địa phương.

Tại Việt Nam hiện nay, thực tế các khu công nghiệp mà Samsung đầu tư tại Bắc Giang, Thái Nguyên đều có diện tích rất lớn trên 500ha, nhu cầu thuê đất khu công nghiệp ngày càng nhiều và đòi hỏi quy mô ngày càng lớn.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Liên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An, dự thảo và Luật Đầu tư tại Khoản 2 Điều 8 quy định về giới hạn diện tích của mỗi giai đoạn “không quá 500 ha” đang không có sự thống nhất.

Luật Đầu tư không đặt ra giới hạn diện tích của từng giai đoạn của bất kỳ dự án đầu tư nào. Bên cạnh đó, việc giới hạn diện tích khu công nghiệp không thuộc danh mục các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật đầu tư.

sua chinh sach quan ly khu cong nghiep can dua tren dieu kien thuc tien
TPHCM đang tích cực tìm kiếm quỹ đất phát triển khu công nghiệp. Ảnh: Bảo Chương

"Cần tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp có quy mô diện tích đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng khu liên hợp sản xuất có diện tích từ 1.000ha trở lên...

Năm 2020, Indonesia lập khu công nghiệp quy mô 4.000ha để thu hút đầu tư của các công ty Mỹ di dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay chưa có khu công nghiệp tập trung nào có quy mô tương đương như vậy để cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài” - bà Liên nói.

Theo Tuấn Anh/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load