Thứ bảy 21/09/2024 09:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sự thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ

12:53 | 18/09/2023

(Xây dựng) - Báo cáo mới đây của Savills về Thị trường Bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương (APAC Pacific Retail -Savills Research) chỉ rõ một thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ nổi bật trong thời kỳ đại dịch là sự trỗi dậy của thương mại điện tử.

Sự thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ
Chiến lược bán lẻ đa kênh vẫn là động lực chính để thúc đẩy cả doanh số bán hàng trực tuyến và truyền thống (Ảnh minh họa: Internet).

Theo các chuyên gia, ngành bán lẻ toàn cầu đã phải đối mặt với những thách thức to lớn trong ba năm qua và mặc dù điều kiện thị trường đã được cải thiện khi đại dịch suy thoái, năm 2023 đang hình thành một năm khó khăn nữa do kinh tế toàn cầu suy thoái, lãi suất tăng cao và áp lực lạm phát.

Đặc biệt, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử đang đặt ra câu hỏi liệu xu hướng này có làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của thị trường bán lẻ cho thuê. 

Báo cáo mới đây của Savills về Thị trường Bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương (APAC Pacific Retail -Savills Research) chỉ rõ một thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ nổi bật trong thời kỳ đại dịch là sự trỗi dậy của thương mại điện tử. Trong đó, các gian hàng tạp hóa trực tuyến, vốn đã trở nên thiết yếu trong thời gian đóng cửa. 

Số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc và Hàn Quốc tự hào có tỷ lệ hoạt động thương mại điện tử cao nhất thế giới vào năm 2022 ở mức 27%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 22%.  Bên cạnh đó, các thị trường ở giai đoạn khởi đầu như khu vực ASEAN đang trên đà số hóa nhanh chóng, được thúc đẩy bởi dân số trẻ trong khu vực và khả năng áp dụng công nghệ nhanh chóng của họ.

Khu vực này sẽ có mức tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu, với tỷ lệ thâm nhập tăng vọt từ 21% lên 28% trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2026, phản ánh tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) 17% trong giai đoạn này. 

Dự báo, đến năm 2026, thương mại điện tử dự kiến sẽ đóng góp tới 29% doanh số bán lẻ của châu Á và 26% trong khu vực ASEAN. Các nhà bán lẻ và chủ sở hữu tài sản nên tăng cường tích hợp trải nghiệm trực tuyến vào chiến lược của mình, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi đang sẵn sàng tận dụng cơ hội thương mại điện tử.

Đáng chú ý, khả năng đa kênh và bản địa hóa có thể là điểm khác biệt chính. Chiến lược bán lẻ đa kênh vẫn là động lực chính để thúc đẩy cả doanh số bán hàng trực tuyến và truyền thống. Đồng thời, doanh thu trên thị trường Thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt 12,10 tỷ USD vào năm 2023.

Doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 12.38%, dẫn đến giá trị thị trường dự kiến là 19,30 tỷ USD vào năm 2027. Số liệu của Statista cho biết doanh thu trên thị trường tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 12,10 tỷ USD vào năm 2023. Trong giai đoạn 2023-2027, doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 12,38% với giá trị thị trường dự kiến là 19,30 tỷ USD vào năm 2027.

Cũng theo báo cáo của đơn vị này, tỷ lệ phân phối của các nhà bán lẻ giữa kênh bán lẻ vật lý và bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể, mặc dù từ giai đoạn 2017 đến 2023, tỷ lệ phân phối trên kênh bán lẻ trực tuyến đã nâng từ 2,7% lên đến 7,1%. Song, từ nay đến 2027, tỷ lệ này dự kiến tăng trưởng nhẹ lên mức 8,7%.

Tuy nhiên, phân tích về xu hướng này, bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán lẻ Savills Việt Nam cho biết, các nhà bán lẻ đều khẳng định bán hàng trực tuyến chỉ chiếm một phần nhỏ trong kết quả phân phối sản phẩm của họ. 

Mặt khác, các nền tảng phân phối online hiện nay đang được sử dụng như một dịch vụ cộng thêm như để tích lũy điểm thưởng, tạo ra sự trung thành của khách hàng, chạy các chiến dịch quảng cáo, làm tăng hiện diện thương hiệu trong làn sóng thương mại điện tử và các ngày giảm giá online chung. Nhiều thương hiệu thời trang cho biết tỷ lệ doanh số đến từ kênh trực tuyến chỉ chiếm 3-5%”. 

Khôi Nguyên

Theo

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load