Thứ bảy 05/10/2024 07:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sự khác biệt giữa "xanh" và "bền vững"

14:08 | 26/12/2013

Mặc dù khái niệm "xanh" và "bền vững" thường được sử dụng thay thế cho nhau, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt giữa chúng. Kiến trúc sư cần phải hiểu rõ về điều này để  có cái nhìn đúng đắn trong thuật ngữ chuyên ngành và ứng dụng của nó bởi một công trình "xanh" không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với "bền vững".


Tre là sản phẩm xanh nhưng chưa chắc bền vững.

Công trình xanh là một công trình có thiết kế xây dựng mà có thể giúp làm giảm các tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người. Thiết kế xanh bao gồm các yếu tố hiệu quả năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, nước hoặc năng lượng mặt trời nhằm tạo ra môi trường trong nhà lành mạnh, ứng dụng hệ thống thông gió tự nhiên và sử dụng vật liệu xây dựng sao cho giảm thiểu việc sử dụng các hợp chất hữu cơ (VOC) trong nhà. Sử dụng các vật liệu xanh yêu cầu sử dụng năng lượng thấp và ít tạo ra tác động môi trường là những yếu tố quan trọng trong xây dựng xanh, ví dụ như sử dụng hiệu quả nguồn nước của các thiết bị vòi nước và vòi hoa sen, tái chế nước thải và tái sử dụng nước mưa.

Như vậy, khái niệm công trình xanh tương đối đơn giản, trong khi yếu tố bền vững có ý nghĩa chính xác hơn. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, tính bền vững tạo ra và duy trì các điều kiện mà con người và thiên nhiên có thể tồn tại trong sự hài hòa, đáp ứng được các nhu cầu về kinh tế, xã hội của hiện tại và các thế hệ tương lai. Tầm quan trọng của tính bền vững nằm trong yếu tố "tương lai", có tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn của công trình xanh. Một sản phẩm được gọi là bền vững khi có tác dụng giảm thiểu tác động của nó đối với môi trường và phải có trách nhiệm môi trường, ví dụ như sản phẩm phải mang tính tái tạo, quay vòng. Nguyên liệu bền vững không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không gây ô nhiễm không khí hoặc giảm nguồn cung lâu dài.

Một ví dụ rất rõ ràng về sự khác biệt giữa "xanh" và "bền vững" là sàn bằng tre. Hiển nhiên, không có gì đáng nghi ngờ về một sản phẩm được làm từ một nguồn tài nguyên tái tạo như tre, nứa nhưng ván sàn tre được sản xuất ở Trung Quốc và vận chuyển bằng tàu và các loại phương tiện khác nhau đến các quốc gia trên toàn thế giới. Lúc này, gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí và nhiên liệu tiêu thụ khổng lồ trong quá trình vận chuyển, vì thế đã biến nó trở thành loại vật liệu không bền vững vì góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là điều mà các KTS phải cân nhắc khi tư vấn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bền vững.

Một ví dụ khác là gỗ được sử dụng để xây dựng nhà: Trong khi gỗ thường được coi là một sản phẩm thân thiện vì nó là tự nhiên và có độ bền cao nhưng không phải là vật liệu mang tính bền vững về mặt môi trường. Nếu sử dụng gỗ không có kế hoạch, làm cạn kiệt rừng gây ra nạn phá rừng, sói mòn… và lúc này vật liệu gỗ sẽ không phải là vật liệu bền vững nữa. Nếu chúng ta có thể kiểm soát được việc khai thác gỗ có kế hoạch thì gỗ có thể mang cả hai ý nghĩa xanh và bền vững. Tương tự như vậy, nếu một công trình đáp ứng được tiêu chuẩn không tiêu thụ năng lượng (hoặc rất ít) và có lượng khí thải carbon là zero thì công trình đó thực sự được xem là công trình bền vững. Kiến trúc sư Robert Stern (Mỹ), Hiệu trưởng của Trường Đại học Kiến trúc Yale đã khẳng định rằng "Trong 10 tới, chúng ta sẽ không bàn về tính bền vững nữa bởi bền vững lúc đó sẽ được xây dựng thành quy chuẩn của kiến trúc".

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load