Thứ sáu 09/06/2023 04:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sử dụng kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

22:08 | 25/05/2022

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

su dung kinh phi thuc hien boi thuong ho tro tai dinh cu khi nha nuoc thu hoi dat
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Theo dự thảo, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như sau:

Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến: Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp quy định nêu trên mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án, tiểu dự án.

Nội dung chi và mức chi

Dự thảo nêu rõ nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm:

Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế; chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.

Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo cơ chế tài chính áp dụng đối với tổ chức đó.

Về mức chi, dự thảo nêu rõ: Đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.

Chi phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thông qua Hợp đồng được ký giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký và pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển hạ tầng đáp ứng kinh tế - xã hội bền vững

    (Xây dựng) – Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị. Chính vì thế, Vùng ĐBSCL cần phải tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị để hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • TP Cần Thơ - Trung tâm động lực phát triển

    (Xây dựng) – Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị, Trung ương và TP Cần Thơ luôn ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ yêu cầu phát triển TP Cần Thơ, là thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, qua đó đã đầu tư xây dựng hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cái Cui, cầu Cần Thơ, QL1, QL91B, QL Nam Sông Hậu, QL91, cầu Vàm Cống, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường Võ Văn Kiệt, đường Võ Nguyên Giáp, đường Bốn Tổng - Một Ngàn, đường nối TP Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang.

  • Xây dựng Cần Thơ thành đô thị hạt nhân vùng

    (Xây dựng) – Thành phố Cần Thơ có những bước phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh phát triển chung của đất nước những năm qua. Thành phố đang xây dựng để hình thành diện mạo mới với đặc trưng là đô thị sinh thái sông nước. Sự phát triển diễn ra ở mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Trong đó, công tác quy hoạch và phát triển đô thị cũng đã góp phần không nhỏ trong xây dựng và phát triển TP Cần Thơ thời gian qua.

  • Hậu Giang: Thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng

    (Xây dựng) – Định hướng Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hậu Giang xác định muốn phát triển nhanh và bền vững, phải dựa vào 4 trụ cột. Thu hút đầu tư là một trong những giải pháp then chốt, với kỳ vọng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước xây dựng hạ tầng.

  • Long An: Nhiều dư địa để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Long An là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt, cửa ngõ giao thoa giữa vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ, giáp ranh với Campuchia và TP.HCM. Với lợi thế còn nhiều dư địa để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế, Long An luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

  • Bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long: Điểm đến đầu tư hấp dẫn

    (Xây dựng) – TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định, trong thời gian tới, việc đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và mạnh hơn, đồng thời tăng trưởng lực cầu đầu tư và nhu cầu của thị trường BĐS.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load