Thứ sáu 26/04/2024 03:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sự “bình thường” quý giá lắm, chẳng dễ có đâu!

09:41 | 02/08/2020

Sau 99 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng thì những ngày này, việc thường xuyên nhất của mỗi người trong chúng ta là vào đọc tin tức để xem dịch Covid-19 đang diễn biến ra sao trên cả nước.

su binh thuong quy gia lam chang de co dau

Chỉ trong ít ngày, con số ảnh hưởng đã tăng lên nhanh chóng. Đến sáng 1/8, Bộ Y tế xác nhận ca thứ 3 tử vong do mắc Covid-19 tại Việt Nam. Các ca tử vong này đều diễn ra trên cơ sở các bệnh nhân có bệnh nền trầm trọng.

Song cũng để thấy rằng, tử thần đứng sau Covid-19 không còn là câu chuyện ở đâu đó phía bên ngoài biên giới nữa mà đã hiện diện rất gần.

Việt Nam được cả thế giới thừa nhận đã làm rất tốt công tác phòng, chống Covid-19 ở giai đoạn đầu. Thế nhưng, việc phòng tránh virus SARS-CoV-2 nhất quyết phải là trách nhiệm chung của cộng đồng, của toàn xã hội chứ không riêng của ngành y hay của một lực lượng cụ thể nào.

Theo thông tin được Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra, chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam, là chủng xâm nhập từ bên ngoài.

Do vậy, trong khi vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc lây nhiễm (F0), các cơ quan chức năng đã không loại trừ việc chủng mới của virus này đi theo đường nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Chiều 27/7, Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khởi tố vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”. Và hoạt động này cũng bị cộng đồng lên án rất gay gắt.

Ấy vậy mà, những ngày qua - ngay trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, tình trạng nhập cảnh trái phép vẫn không hề dừng lại, thông tin về những vụ bắt giữ liên tục được cập nhật.

Thật sự ngao ngán và bức xúc! Những đối tượng buôn người này có phải là “điếc không sợ súng” hay vì tiền, vì lợi ích bản thân mà dám bất chấp cả tính mạng, bán rẻ sự an toàn của cả đồng bào mình như vậy!?

Cần lưu ý rằng, chủng virus SARS-CoV-2 ở ta lần này có tốc độ lây lan lớn hơn rất nhiều lần so với chủng virus ban đầu. Hiện tại, đã có gần 99 chủng virus SARS-CoV-2 đã được ghi nhận trên toàn cầu. Trong số đó, hiện Việt Nam đã ghi nhận 6 chủng virus SARS-CoV-2. Do đó, đừng bao giờ chủ quan và cho rằng virus này sẽ chừa mình ra và không liên quan đến gia đình, người thân mình.

Hãy nghĩ xem, nếu không có một bộ phận bất chấp luật pháp mà nhập cảnh trái phép, biết đâu đã không có sự xuất hiện trở lại của SARS-CoV-2, đã không thêm hàng chục và có thể là hàng trăm ca nhiễm mới, đã không có những gia đình phải đau khổ vì có người thiệt mạng do Covid-19 gây ra…

Lại có những người ích kỷ và thiển cận, ngại sự bất tiện mà không mang khẩu trang ở chỗ đông người, không chịu cách ly khi trở về từ vùng dịch, thậm chí có người còn nghĩ đủ mọi cách trốn tránh cách ly (kể cả chui vào… tủ lạnh!). Họ lo cách ly 14 ngày sẽ phải chịu khổ? Hay 14 ngày đó bị gián đoạn công việc, bị giảm thu nhập?

Họ có biết để chiến đấu với dịch bệnh và cứu sống các bệnh nhân, biết bao nhiêu y, bác sĩ phải chấp nhận đối mặt rủi ro lây nhiễm và trực chiến ngày đêm, biết bao chiến sĩ phải xa gia đình.

Họ có biết một khi bùng dịch, bắt buộc giãn cách xã hội thì thiệt hại kinh tế không chỉ 14 ngày và không phải trong phạm vi một gia đình nữa mà còn liên đới hàng vạn, hàng triệu gia đình khác?

Có những cặp đôi không thể tổ chức đám cưới. Có những đám tang mà con cái không thể về thắp hương cho cha mẹ… Có rất nhiều sự đáng tiếc xảy ra, những cách trở mà chỉ khi dịch bệnh lan đến, ta mới ước “giá được như bình thường”!

Nên, ngay khi vẫn còn đang có sức khoẻ và đang có cơ hội để học tập, làm việc, hãy tuân thủ các khuyến nghị từ Bộ Y tế, hãy giữ gìn sự “bình thường” đầy quý giá mà chúng ta đang có.

Nếu không cần thiết, không nên đến nơi đông người. Nhớ rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh nhà cửa, khai báo y tế…

Và hãy cài đặt Bluezone - Khẩu trang điện tử (một ứng dụng của Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông) cho điện thoại để giúp các cơ quan chức năng “truy vết” Covid-19 được dễ dàng hơn.

Đó đều là những công việc đơn giản, ai cũng làm được, có chăng là phụ thuộc vào việc “bạn có ý thức cộng đồng hay không” mà thôi!

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load