Thứ sáu 19/04/2024 12:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sốt đất hạ nhiệt người thắng đậm, kẻ “ôm bom”?

09:03 | 14/05/2021

Cơn sốt đất được kiềm chế để lại nhiều trạng thái đan xen, có những nhà đầu tư thắng đậm, nhưng không ít nhà đầu tư bị bỏ lại vì không "thoát được hàng".

sot dat ha nhiet nguoi thang dam ke om bom
Hệ lụy sau những cơn sốt đất sẽ rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương và bản thân những nhà đầu tư sa lầy trong cơn sốt đất. Ảnh: Cao Nguyên

Sốt đất hạ nhiệt, giá đất giảm

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản đang có sức hút ổn định, giá đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất nền cho đến các loại hình căn hộ cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng đều có những biến động mạnh.

Trên thực tế, thời gian qua, khi cơn sốt đất diễn ra thì nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại dồn hết số vốn tích lũy để “ôm đất”. Thậm chí, có những nhà đầu tư đã đi vay ngân hàng để đầu tư với mục đích kiếm chút lợi nhuận thời điểm đất lên cơn sốt.

Bộ Xây dựng cho biết, sau khi địa phương thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình trạng sốt đất có dấu hiệu hạ nhiệt.

Báo cáo thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng trong quý I/2021 cho thấy, mức giá bình quân tại các địa phương tăng khoảng 5-10% so với quý IV/2020. Một số dự án biệt thự, nhà liền kề có mức tăng giá cao so với mức tăng bình quân.

Có thể kể đến tại Hà Nội, một số khu vực đất đai người dân quản lý tại các vùng ven đô, quy hoạch nâng cấp lên quận đều bị đẩy lên tương đương 30 - 50 triệu đồng/m2; bình quân các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 - 30%.

Tại TP.Hồ Chí Minh, giá nhà đất ở khu vực TP.Thủ Đức liên tục tăng nhiều đợt từ trước thời điểm thành lập thành phố đến nay. Ví dụ, trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng… vị trí đất mặt đường đã lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 thậm chí gần 200 triệu đồng. Tại phường Trường Thọ, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2 thậm chí 100 triệu đồng/m2).

Sau thời gian quay cuồng tăng nóng, giá đất tại một số tỉnh đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại một số nơi, giá đất đang ở đỉnh 3,4 - 3,5 tỉ đồng/lô 105m2 hiện giảm còn 3,2 tỉ đồng, có nơi chỉ 1,8 - 2,1 tỉ đồng/lô, đất thổ cư từ 3 triệu đồng/m2 chỉ còn 2 triệu đồng/m2.

Người thắng, kẻ thua

Chị Nguyễn Phương Mai - một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư đất nền ở Hà Nội - chia sẻ, thời điểm đầu năm 2021, thị trường bất động sản có nhiều yếu tố thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, hay giới đầu cơ gặp khó vì tham đầu tư quá nhiều mà không cân đối được tài chính của mình.

Theo chị Mai, nếu như không có nguồn vốn cố định lớn hơn 50% số tiền bạn phải trả ngân hàng hàng tháng thì bạn rất dễ bị phá sản khi gặp các sự cố về tài chính.

Được coi như "nạn nhân" trong cuộc sốt đất vừa qua, chị Nguyễn Ái Vân - một nhà đầu tư đất nền ở Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) - cho hay, sau khi "chốt" được lô đất tại Tân Xã vào đầu năm 2021, nhưng sau đó việc sử dụng tài chính có thay đổi chị buộc phải bán cắt lỗ lô đất mới mua.

"Thời điểm mua vào lô đất 100m2 có giá 16 triệu đồng/m2, nhưng khi bán ra, tôi đã đăng tin khắp nơi với giá mua vào nhưng không có khách mua. Đến khi chấp nhận bán cắt lỗ với giá 13 triệu đồng/m2 (thấp hơn 3 giá lúc mua) tôi mới bán được" - chị Vân nói.

sot dat ha nhiet nguoi thang dam ke om bom
Nhiều văn phòng nhà đất đóng cửa giao dịch. Ảnh: Cao Nguyên

Trong khi đó, theo anh Hồ Quang Thế (29 tuổi, ở Hà Nội), không ít nhà đầu tư F0 non kinh nghiệm, hoặc ở các lĩnh vực khác vào bất động sản rất dễ là đối tượng bị "sa lầy" trong cơn sốt nếu không biết tính toán rút lui khi thị trường lên đỉnh.

Một số chuyên gia cho rằng, hệ quả của những cơn sốt đất trước đây, không ít người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, tán gia bại sản vì vay ngân hàng quá nhiều tiền để lao vào đầu tư bất động sản.

Người "thắng đậm" trong cơn sốt đất là một số nhà đầu tư F0, F1 nhanh tay "đẩy hàng" ngay trong giai đoạn "đỉnh sốt", thu tiền chênh lệch. Tuy nhiên, tỉ lệ nhà đầu tư thắng đậm sẽ rất thấp so với tỉ lệ "thua đậm".

Theo CAO NGUYÊN/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai: Chuẩn bị điều kiện để thực thi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)

    (Xây dựng) – Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới đáng chú ý, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, giúp thị trường thêm minh bạch, bền vững. Để Luật mới được triển khai thực hiện ngay sau khi có hiệu lực, Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai đã và đang chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thực thi Luật vào đầu năm 2025.

  • Những trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị điều chỉnh sổ đỏ

    (Xây dựng) - Ông Phan Quốc Quế (Đắk Nông) đã được UBND thị xã cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 4/5/2010 (vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đơn vị hành chính cũ là huyện), đứng tên là hộ ông Phan Quốc Quế, tổng diện tích 307m2, trong đó, đất ở đô thị 60m2, đất trồng cây lâu năm khác 247m2.

  • Các trường hợp phải phải sang tên sổ đỏ

    (Xây dựng) – Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định rõ về các trường hợp phải thực hiện sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ).

  • Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446/UBND-NC ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

  • An Giang: Khu đô thị mới Tây sông Hậu đủ điều kiện bán 104 căn nhà liên kế

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang đã ban hành Văn bản số 851/SXD-QLN&HTKT về việc thông báo sản phẩm dự án Khu đô thị mới Tây sông Hậu giai đoạn 2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện bán theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản (Khu liên kế (Ph3.2) tại các lô: C86, C87, C88, C90, C91, C92, C95, C96, C97, C98, C99 ), gửi: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổ chức nhà ở Quốc gia tại An Giang. Theo Văn bản này, 104 căn nhà liên kế thuộc các khu Ph3.2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

  • Hà Nội: Hai dự án “ôm đất vàng” bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Giấy

    (Xây dựng) – Sau gần 20 năm được giao đất, hai lô đất có tổng diện tích hơn 11.000m2 của Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn GFS (nằm đối diện Công viên Cầu Giấy) vẫn đang là một bãi đất trống được quây tôn kín mít.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load