Thứ ba 17/09/2024 09:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Sông Lô, Vĩnh Phúc: Giao thông nông thôn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

15:53 | 17/01/2017

(Xây dựng) - Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống giao thông nông thôn của huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) đang ngày càng hoàn thiện.

Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn có lẽ là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đối với một huyện còn nhiều khó khăn như Sông Lô. Sau khi thành lập, huyện Sông Lô mới chỉ có trên 11% đường giao thông nông thôn được cứng hóa, còn lại là đường đất nên điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trước thực trạng đó, Cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, trong đó có công tác xã hội hoá huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn.

Sau 5 năm xây dựng Nông thôn mới, huyện Sông Lô đã huy động nhân dân đóng góp gần 300.000m2 đất các loại, hàng chục nghìn ngày công lao động và tiền của để cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, toàn huyện đã cứng hóa được trên 93% đường trục xã, liên xã; 78% đường trục thôn, liên thôn; đường giao thông ngõ xóm đã cứng hóa đạt gần 50%. Trong đó, có nhiều xã như: Tân Lập, Nhạo Sơn, Đồng Quế, Phương Khoan đã triển khai, thực hiện hiệu quả phong trào này.


Giao thông nội đồng được cứng hóa tại xã Cao Phong, huyện Sông Lô tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân vận chuyển hàng hóa, nông sản.

Kết quả trên cho thấy, với sự chỉ đạo quyết tâm của các cấp, các ngành thông qua các biện pháp cụ thể, phù hợp, mạng lưới giao thông nông thôn trong huyện không ngừng được mở rộng, nâng cấp, đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Làm thay đổi cả diện mạo nông thôn mới, đồng thời tạo nên nếp nghĩ và các cách làm mới ở cơ sở. Nhờ giao thông nông thôn phát triển nên việc vận chuyển hàng hoá, nông sản, giao lưu, buôn bán, đi lại của nhân dân được thuận lợi, kinh tế- xã hội phát triển, đời sống nhân dân có những bước cải thiện đáng kể.

Những bước đi hiệu quả của huyện Sông Lô trong khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn vốn vào công cuộc phát triển giao thông nông thôn, tiến tới xây dựng nông thôn mới đã góp phần tạo nên một hệ thống giao thông khá thuận tiện, đảm bảo sự đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời; giúp đảm đương vai trò “mạch máu” lưu thông cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục. Qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn nói riêng và trên địa bàn toàn huyện nói chung. Tuy nhiên, để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng đồng bộ, huyện Sông Lô cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất lượng công trình; làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư và tận dụng tốt các nguồn vốn để đầu tư phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

Trang Lê

Theo

Cùng chuyên mục
  • Sập hầm chui dân sinh tại dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang khi đang thi công

    (Xây dựng) – Khoảng 19h tối 16/9, tại công trường thi công hầm chui dân sinh đoạn tuyến Km25+095, gói thầu số 20, thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, địa phận qua thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã bất ngờ đổ sập. Khiến 1 công nhân thương vong.

  • Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong đêm nay

    1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.

  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load