Thứ năm 03/10/2024 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Siêu dự án lọc dầu muốn ‘xin’ ngân sách 1 tỷ USD

21:27 | 20/03/2015

Các siêu dự án lọc dầu có quy mô hàng tỷ đến hàng chục USD của nhà đầu tư nước ngoài cũng đang đòi Chính phủ hỗ trợ vốn giải phóng mặt bằng lên tới 1 tỷ USD, vượt quá khả năng của ngân sách trung ương.


Siêu dự án lọc dầu Nhơn Hội gây nhiều tranh cãi

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết thông tin trên khi báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát các khu công nghiệp, khu kinh tế yếu kém.

Đây là đề nghị của các địa phương cho 4 dự án lớn, gồm dự án lọc dầu Vũng Rô tại khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; dự án lọc hoá dầu Nhơn Hội, thuộc khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định và hai dự án tại khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi là dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và dự án nhiệt điện Sembcorp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, mỗi dự án, các tỉnh này đề nghị hỗ trợ tới hàng ngàn tỷ đồng. Nhu cầu hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng như vậy là rất lớn, vượt quá khả năng cân đối hàng năm từ nguồn ngân sách trung ương trong chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho các khu kinh tế.

Trên thực tế, các địa phương đề xuất như vậy là trên cơ sở căn cứ vào Quyết định 126 của Thủ tướng ban hành năm 2009, trong đó có nêu rõ nguyên tắc với các dự án lớn, có quy mô vốn trên 20.000 tỷ đồng, ở các khu kinh tế ven biển thuộc vùng có điều kiện khó khăn thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn xây dựng hạ tầng.

Trước khó khăn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện phương án xử lý khác, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương trên.

Theo đó, Ban chỉ đạo nên đề nghị các nhà đầu tư tự ứng tiền trước đền bù giải phóng mặt bằng. Sau đó, số tiền này sẽ được cơ quan quản lý chức năng trừ vào tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước. Nếu trường hợp tiền giải phóng mặt bằng ứng trước vượt quá tiền thuê đất thì số tiền dư còn lại sẽ được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể ứng trước nguồn thu thuế nhà thầu và thuế VAT sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Trong số 4 dự án trên, dự án lọc dầu Nhơn Hội đã gây tranh cãi lớn nhất về cơ chế ưu đãi. Đây dự án FDI có tổng vốn lớn nhất từ trước tới nay, tới 22 tỷ USD và dự kiến còn nâng lên 30 tỷ USD sau 10 năm hoạt động, do Tập đoàn PTT của Thái Lan đầu tư. Tính tới thời điểm này, dự án đã xin hỗ trợ được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong cả đời dự án 30 năm kể từ khi có lợi nhuận, giảm 50% nhiều loại thuế khác.

Quy mô vốn thứ hai trong 4 dự án trên là lọc dầu Vũng Rô có vốn 3,2 tỷ USD của nhà đầu tư Technostar Management Ltd (Anh). Kế đến là dự án nhiệt điện Dung Quất của Tập đoàn Sembcorp dến từ Singapore có vốn đầu tư 2 tỷ USD, công suất 1.200 MW. Dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất có vốn 1,8 tỷ USD là dự án duy nhất của nhà đầu tư trong nước - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, nhằm nâng công suất khai thác từ 6,5 lên 8,5 triệu tấn/năm.

Ngoài các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất,... các dự án lọc dầu còn được ưu đãi thuế nhập khẩu xăng dầu, như mức thuế 0% với sản phẩm lọc và hóa dầu, thuế nhập khẩu 7% đối với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với sản phẩm hóa dầu. Trường hợp thuế nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam tăng quá các con số trên thì Nhà nước sẽ phải bù chênh lệch thuế lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Theo Vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

  • Xây dựng chính sách ràng buộc để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, tới đây, cùng với tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế để trong quá trình thu hút đầu tư sẽ có ràng buộc với doanh nghiệp nước ngoài nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

  • Quảng Ngãi sẵn sàng cho sự kiện gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi vào Thành phố Hồ Chí Minh để gặp gỡ, tiếp xúc với gần 150 lãnh đạo các cơ quan ngoại giao, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức khác ngoài tỉnh… nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, lợi thế của tỉnh; qua đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu về môi trường đầu tư của Quảng Ngãi.

  • Thái Bình: Tập huấn, phổ biến tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hải quan tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái

    (Xây dựng) - Chi cục Hải quan Thái Bình vừa tổ chức “Chương trình hội nghị tập huấn, phổ biến tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hải quan tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1)” tại Văn phòng làm việc Công ty Green i-Park - Khu công nghiệp Liên Hà Thái.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load