Thứ bảy 09/11/2024 22:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Sâu tới âm 40m, nhà ga ngầm tuyến Metro chống ngập ra sao?

09:08 | 26/09/2014

Với độ sâu kỷ lục lên tới âm 40m, TP.HCM sẽ lên phương án chống ngập cho nhà ga ngầm tuyến Metro ra sao?

Công trình giao thông tiêu biểu của thành phố trong tương lai là tuyến đường sắt đô thị (Metro) được đầu tư hàng tỷ đô la, trong đó, hạng mục chính là nhà ga ngầm được thiết kế với độ sâu nhất lên tới âm 40m so với mặt đất.

Với độ sâu kỷ lục như vậy, người dân thành phố không khỏi lo lắng khi Sài Gòn cứ mưa là ngập úng nặng. Trước vấn đề này, lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố đã lên tiếng.

Kịch bản cho 300 năm tới

Ông Lê Khắc Huỳnh, Phó Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, vấn đề đảm bảo chống ngập lụt cho tuyến tàu điện ngầm là rất quan trọng. Từ góc độ kỹ thuật, trong thiết kế đã quan tâm xác định mực nước cao để thiết kế độ miệng hầm và các lối tiếp cận vào nhà ga ngầm.


Hệ thống cây xanh bị chặt bỏ để phục vụ thi công nhà ga ngầm Nhà hát thành phố - tuyến Metro số 1

Cụ thể, xác định đến mực nước cao nhất, chu kỳ 300 năm (xảy ra 1 lần), so sánh tương ứng với các công trình cầu lớn chỉ xác định đến mức nước cao nhất chu kỳ 100 năm như hiện nay.

Bên cạnh đó, tại các nhà ga ngầm đều bố trí các bể thu chứa nước và hệ thống bơm nước ra ngoài.

Theo ông Huỳnh, trong tình huống nước mưa trên vỉa hè không thoát kịp tràn vào cửa ga, sẽ có hệ thống cửa ngăn được bố trí sẵn dựng lên, đảm bảo nước không thể tràn vào.

Các cửa ngăn nước này được cấu tạo từ các tấm rời có thể lắp ghép dễ dàng. Ngoài ra, trong đường hầm tuyến Metro và nhà ga ngầm đều lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại xử lý nước ngầm hoặc nước tràn vào nhà ga nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách đi trong nhà ga ngầm.

Tuy nhiên, ông Huỳnh cho hay, cơ quan quản lý nhà nước về đô thị cần tiếp tục có các giải pháp vĩ mô về quy hoạch tổng thể chống ngập lụt và thoát lũ cho toàn thành thành phố.

Đồng thời, cần tiếp tục phối hợp với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị như Sở GTVT, Sở Cảnh sát PCCC, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước…, xây dựng các quy chế phối hợp khẩn cấp liên ngành để giải quyết các vấn đề khi có sự cố xảy ra theo các “kịch bản” sự cố.

Càng đào sâu rủi ro càng cao

Khi được hỏi về kỹ thuật thi công nhà ga ngầm có điều gì khác biệt? Ông Dương Hữu Hòa, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án tuyến Metro số 1 nêu rõ, việc thi công nhà ga ngầm không khác gì so với các công trình ngầm của những tòa nhà cao tầng ở khu trung tâm, chỉ có điều khác biệt là đi qua nhiều tuyến đường, nhiều công trình vốn là biểu tượng của thành phố nên việc thi công hết sức cẩn thận.


Mô hình nhà ga ngầm tuyến metro sau khi hoàn thành (Ảnh Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cung cấp)

Cũng theo ông Hòa, điểm khác biệt của công trình ngầm này là độ sâu nhất của đoạn ngầm lên đến 40m và đây cũng là một trong ba nhà ga ngầm của tuyến Metro có độ sâu nhất nằm ở khu trung tâm.

"Thi công công trình ngầm là một vấn đề phức tạp và nhiều rủi ro nên việc bảo đảm an toàn cho các công trình xung quanh được đặt lên hàng đầu. Ban quản lý đường sắt đô thị đã đặt hệ thống quan trắc nhằm theo dõi chuyển vị của các tòa nhà xung quanh khu vực. Nếu xảy ra sự chuyển vị vượt trị số cho phép sẽ tạm dừng thi công để tìm biện pháp xử lý ngay", ông Hoà cho hay.

Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố cũng thông tin, khác với các công trình hầm thông thường, việc thi công nhà ga ngầm có độ sâu đến âm 40 m sẽ áp dụng phương pháp top - down (thi công tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và đổ sàn từ trên xuống) nhằm giảm thiểu rủi ro sụt lún.

Hiện nhà thầu đang chuẩn bị thi công hệ thống tường dẫn, và đến tháng 10 tới sẽ triển khai thi công tường vây và cọc chống.

Tuy nhiên, càng đào sâu thì rủi ro càng cao. Đặc biệt, đoạn từ cuối nhà ga Nhà hát thành phố đến đầu nhà ga Ba Son dài khoảng 800 m phải sử dụng khiên đào (dùng máy TBM có đường kính 6,65 m để khoan ngầm trong lòng đất) khoan ngầm giữa lòng đường từ độ sâu từ 15 đến 30m đi từ bên hông Nhà hát thành phố qua trụ sở Công ty Điện lực thành phố theo đường Nguyễn Siêu về Nhà máy Ba Son.

Trường hợp chuyển vị vượt trị số cho phép, chúng tôi sẽ tạm dừng thi công để tìm biện pháp xử lý ngay, ông Hòa cho biết.

Theo VTC news

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

    (Xây dựng) – Sáng 9/11, tại ga S8 - ga Cầu Giấy, UBND Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

    15:56 | 09/11/2024
  • Bình Dương: Nhiều thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp

    (Xây dựng) – Đã có 849 công trình, phần việc được hoàn thành với tổng trị giá 71,3 tỷ đồng, thực hiện 04 công trình cấp tỉnh, 41 công trình, phần việc cấp huyện, thành phố, hoàn thành chỉ tiêu 200 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên… Là những thành tích tỉnh Bình Dương đạt được nhằm chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp.

    15:54 | 09/11/2024
  • Cần sớm xây dựng và ban hành Luật về quản lý, phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) – Ngày 8/11, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề “Triển khai chính sách trọng tâm trong phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam”.

    15:49 | 09/11/2024
  • Rốt ráo giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - “Gần dân, sát dân” - đó là phương châm để chính quyền hai huyện Văn Lãng và Tràng Định (Lạng Sơn) đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

    15:14 | 09/11/2024
  • Yên Bái: Hỗ trợ 750 triệu đồng cho các thân nhân liệt sỹ làm nhà mới

    (Xây dựng) - Ngày 8/11, tại thành phố Yên Bái, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội cùng Đoàn công tác của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam và đại diện nhà tài trợ Công ty Cổ phần Đầu tư giáo dục và Truyền thông quốc tế đã trao 750 triệu đồng hỗ trợ cho 5 hộ gia đình thân nhân (là mẹ, vợ, con) liệt sỹ làm nhà mới.

    14:18 | 09/11/2024
  • Chủ động quản lý yếu tố rủi ro trên công trường

    (Xây dựng) - Thời gian qua, mặc dù tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng đã giảm dần, nhưng tỷ lệ về tai nạn gây thiệt hại về người còn ở mức cao hơn so với các ngành nghề khác. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trường xây dựng cho cấp quản lý để giúp công tác an toàn lao động trên công trường được thực thi đầy đủ.

    14:14 | 09/11/2024
  • Bài 4: Tận dụng lợi thế, phát triển hạ tầng

    (Xây dựng) - Mục tiêu chiến lược phát triển đô thị của tỉnh Cà Mau vừa được phê duyệt là đến năm 2025, toàn tỉnh có 26 đô thị, đến năm 2030, có 29 đô thị…

    11:25 | 09/11/2024
  • Bài 3: Năm Căn chuyển mình

    (Xây dựng) - Tương truyền, do đường xa cách trở, thời gian dài, nơi đây chỉ có 5 hộ gia đình của người Hoa cất nhà bắt ca bên sông Cửa Lớn. Từ đó, người dân gọi tên là Năm Căn.

    11:24 | 09/11/2024
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh - Kim chỉ nam cho báo chí cách mạng Việt Nam

    (Xây dựng) - Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức vào sáng 8/11 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý, người làm báo, cùng trao đổi về những thách thức, cơ hội và giải pháp cho báo chí Việt Nam trong bối cảnh mới.

    10:20 | 09/11/2024
  • Triển khai các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình đô thị mới tại Việt Nam

    (Xây dựng) – Đó là chủ đề Hội thảo chuyên đề 2 trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 do Bộ Xây dựng tổ chức vào ngày 8/11.

    10:16 | 09/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load