Thứ bảy 14/09/2024 00:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Sau kịch bản Nga tấn công, Ukraine đồng loạt tập trận

06:15 | 07/04/2014

Dù chỉ là kịch bản giả định về cuộc chiến Nga tiến hành vào Ukraine được đưa ra, chính quyền Ukraine đã phải tiến hành cuộc tập trận với quy mô lớn.

Tác giả Mark Galeotti trên trang In Moscow’s shadows vừa vẽ lên kịch bản của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Theo đó mục tiêu của quân đội Nga là tiến hành chiến tranh chớp nhoáng trước khi Ukraine có cơ hội huy động các lực lượng và quan trọng hơn, trước khi phương Tây có thể có hành động.

Ông cho rằng một cuộc chiến tranh như vậy sẽ giúp Nga vẽ ra đường biên giới mới, giống những gì Moscow đã làm ở Crimea.

Nga có thể sẽ không có ý định chiếm toàn bộ Ukraine mà sẽ chỉ nhắm tới những vùng nào ủng hộ Moscow và có nhiều người Nga sinh sống. Galeotti cho rằng xa nhất, Nga cũng sẽ chỉ tiến tới vùng Odessa. Trong giai đoạn đầu, Nga sẽ cho các lực lượng đặc nhiệm và đặc vụ xâm nhập vào cả phía đông và phía tây Ukraine.

Đồng thời Nga cũng sẽ xây dựng các mạng lưới đồng minh và đặc vụ địa phương bao gồm các phần tử của Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) có mối liên hệ mật thiết với Moscow. Trong khi đó, Nga sẽ tăng cường năng lực giám sát và làm tắc nghẽn các kênh thông tin liên lạc của Ukraine.


Lựu pháo D-30 122mm Ukraine khai hỏa

Kịch bản có tên gọi Vremya Cha (Không giờ) sẽ được ghi dấu bằng nhiệm vụ phá vỡ hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy và kiểm soát của Ukraine bằng mọi con đường từ gây nghẽn mạng liên lạc cho tới tấn công mạng hay phá hoại trực tiếp.

Trong khi đó, tên lửa, máy bay ném bom và pháo sẽ không chỉ nhắm tới các lực lượng quân đội Ukraine mà sẽ phá hủy các cầu, cầu tàu và đường ray xe lửa đồng thời “cày xới” các con đường trên bộ với mục đích ngăn Ukraine tập trung lực lượng trong những giờ đầu và ngày đầu của cuộc chiến.

Theo Galeotti, mục đích của Nga là nhằm gây ra tình trạng rối loạn để khiến Kiev mất thăng bằng và lung lay ý chí.

Nga sẽ chiếm các sân bay ở các thành phố phía đông Ukraine như Donetsk và Dnipropetrovsk, nơi Moscow được giới chức ủng hộ. Sau đó, các lực lượng nhảy dù của quân đội Nga được huy động ở gần đó sẽ nhanh chóng xâm nhập.

Một điều gần như chắc chắn là Nga sẽ kiểm soát không phận Ukraine và lực lượng này sẽ được “thả” xuống từ máy bay chiến đấu hạng nặng. Sau đó, Nga sẽ chiếm đóng các thành phố chính... Theo Infonet.

Dù đây chỉ là kịch bản giả định được đưa ra bởi một nhà báo, tuy nhiên nó cũng đủ khiến cho Ukraine bất an. Vì vậy các đơn vị thuộc quân đội, biên phòng, phản ứng nhanh Ukraine đã đồng loạt tiến hành tập trận quy mô lớn để đối phó với nguy cơ về một cuộc chiến do Nga phát động.


Tên lửa 9K111 Fagot của Ukraine tập trận

Trong những cuộc tập trận được Lục quân Ukraine tiến hành, lực lượng này đã sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng ưu việt nhất của mình là 9K111 Fagot. Tuy nhiên tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot được phát triển bởi Phòng thiết kế máy Tula (Liên Xô) từ những năm 1960. Tên lửa chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị năm 1970.

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot thường gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M111 đặt trong ống phóng; giá phóng 9P135; thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần). Toàn bộ tổ hợp phóng có trọng lượng chỉ 22,5kg.

Khi bắn, một máy phát khí sẽ đẩy lên lửa ra khỏi ống phóng với tốc độ 80m/s. Sau đó, động cơ rocket nhiên liệu rắn tên lửa sẽ kích hoạt đưa nó bay tới mục tiêu. Được biết tầm bắn hiệu quả của 9K111 Fagot từ 70m-2,5km.

Lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn. Thiết kế kiểu này đảm bảo tên lửa “miễn trừ” mọi thủ đoạn gây nhiễu của đối phương. Xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở phía sau đuôi tên lửa. Hệ dẫn đường này được đánh giá là có độ chính xác lên đến 90%.

Ngoài hệ thống 9K111 Fagot, hiện nay trang bị tên lửa chống tăng chủ yếu của Ukraine vẫn là các loại có xuất xứ từ Liên Xô và Nga gồm: 9K113 Konkurs; 9K115-2 Metis-M và 9K113 Kornet.

Trong các cuộc tập trận được tiến hành trong những ngày gần đây, Ukraine còn sử dụng những lựu pháo hạng nặng D-30 122mm, loại pháo có tầm bắn tối đa lên tới 15.300m. Tuy nhiên những loại pháo này cũng được Liên Xô sản xuất từ những năm 1960 và thiết kế của nó sử dụng sơ đồ cấu tạo của loại pháo 105mm “Shkoda” leFH 43, có mặt trong lực lượng quân đội Đức trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Việc Ukraine đưa các vũ khí cổ lỗ tiến hành các cuộc tập trận khiến người ta nghi ngờ về khả năng của lực lượng vũ trang Ukraine trước Nga nếu xảy ra một cuộc chiến thực sự giữa hai bên.

Theo Baodatviet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load