Thứ bảy 20/04/2024 18:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sân bay Long Thành sẽ được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất

15:59 | 12/11/2019

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết sân bay Long Thành sẽ được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

san bay long thanh se duoc ap dung nhung cong nghe hien dai nhat
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 12/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo báo cáo, tổng mức đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 4,779 tỷ USD (khoảng 111.689 tỷ đồng). Nguồn vốn thực hiện là từ doanh nghiệp hàng không và các loại vốn khác.

Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành. Ước tính để làm dự án này ACV sẽ phải huy động gần 2,63 tỷ USD bên cạnh hơn 1 tỷ USD đã có.

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc giao cho ACV đầu tư, khai thác là hợp lý, ngoài đơn vị này khó có đơn vị nào đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia.

Cho ý kiến tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại rằng một số vấn đề như diện tích thu hồi đất, số vốn mà ACV huy động ảnh hưởng đến nợ công, tiến độ thực hiện và giải ngân dự án…

Một số đại biểu khác đặt vấn đề về diện tích đất tăng thêm được tính vào dự án giải phóng mặt bằng hay tính vào giai đoạn 1. Theo đó, quy hoạch ban đầu có 5.000 ha đất dành cho dự án. Nay Chính phủ cho rằng cần thu hồi thêm 136ha đất để làm thêm đường kết nối với sân bay, lại nằm ngoài ranh 5.000ha. Điều này theo nhiều đại biểu sẽ gây khó khăn hơn cho việc giải phóng mặt bằng.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đánh giá cao việc Chính phủ và các cơ quan liên quan đã chuyển đến Quốc hội báo cáo khả thi giai đoạn 1 Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cũng như nhất trí với nhiều nội dung trong báo cáo thẩm tra mà Ủy ban Kinh tế trình Quốc hội.

Mặt khác, đại biểu Thành so sánh tổng mức đầu tư Dự án này với hai công trình sân bay hiện đại nhất thế giới và mới vận hành năm 2019 là sân bay Đại Hưng (Bắc Kinh, Trung Quốc), diện tích 4.700ha (tương đương với Long Thành), thiết kế 7 đường băng, công suất 100 triệu hành khách, 4 triệu tấn hàng hóa thì vốn đầu tư chỉ có 11,5 tỷ USD; sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) thiết kế 4 đường băng, công suất 90 triệu lượt hành khách, vốn đầu tư chỉ có 12 tỷ USD.

“Trong khi Long Thành thiết kế chỉ 2 đường băng, 100 triệu lượt hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa mà vốn đầu tư là 16 tỷ USD, rõ ràng rất cần được xem xét, so sánh,” đại biểu Nguyễn Lâm Thành băn khoăn.

Tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng giải trình đối với ý kiến của các đại biểu về dự án này.

Bộ trưởng cho biết sân bay Long Thành sẽ được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay. “Trong quá trình thực hiện nếu có công nghệ mới tốt hơn, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ, cập nhật, đảm bảo khi sân bay vận hành, thiết bị đấy phải hiện đại nhất trong thời điểm đó” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định không có một sân bay nào hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là trong giai đoạn 1, giai đoạn 2.

“Hiệu quả kinh tế của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rất cao. Các tổ chức nước ngoài hoàn toàn yên tâm khi hỗ trợ ACV” - Bộ trưởng nhấn mạnh, đồng thời cũng khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội về việc huy động nguồn lực trong nước trước - chỉ khi nào nguồn lực trong nước không đảm bảo mới tiếp cận thêm các tổ chức nước ngoài.

Bộ trưởng cho biết khi sân bay này vừa hoàn thành có thể đạt ngay 20-25 triệu khách/năm. Những sân bay khác như Cần Thơ, xây xong 10 năm mới có 1 triệu khách/năm. Lượng khách qua sân bay Vân Đồn trong năm đầu cũng rất thấp.

Riêng sân bay Long Thành vừa xây xong sẽ đảm bảo lượng khách tới 25 triệu khách/năm. Đến 2030, con số này sẽ là 85 triệu khách/năm.

Tổng công suất của Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn 2 có thể lên tới 100 triệu khách/năm. Chính vì thế, phía tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án rất cao.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết sẽ cố gắng tối đa để đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án. Bộ sẽ làm việc với ACV xin cơ chế thuê chuyên gia, tổ chức quốc tế để tăng cường công tác hỗ trợ cho ACV, tăng cường kiểm tra giám sát, đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Theo Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Triển khai xây dựng 2 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, hiện đang triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư trên 818 tỷ đồng thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ. Khi hoàn thành, Tiểu dự án này sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ổn định duy trì kinh tế - xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến trầm trọng và phức tạp.

  • An Giang: Sẽ khánh thành cầu Châu Đốc vào ngày 23/4

    (Xây dựng) – UBND tỉnh An Giang thông tin, vào lúc 08 giờ ngày 23/4/2024 tại điểm cuối cầu Châu Đốc (nút giao với đường Châu Long) phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang sẽ diễn ra Lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Tổng chiều dài cầu tính đến 02 đuôi mố là 667m, tổng mức đầu tư 534.028 triệu đồng.

  • Quảng Nam: Đầu tư hơn 2.700 tỷ nạo vét sông Trường Giang

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA và ngân sách để nạo vét 60km sông Trường Giang cho tàu lưu thông, thoát lũ, xây 6 cây cầu bắc qua sông này.

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

  • Quảng Trị: Phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7

    (Xây dựng) – UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã và đang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan của huyện, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load