Nhiều thực phẩm giả Trung Quốc được bày bán tràn lan khiến người tiêu dùng hoang mang và lo sợ. (HT tổng hợp)
1. Gạo giả: Gạo giả được phát hiện ở Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo đó, loại gạo này được làm từ hỗn hợp khoai lang, khoai tây đúc thành hình dạng cùng kích cỡ với hạt gạo. Sau đó, nó được bổ sung thêm polime làm tăng độ cứng, giống gạo thật.
Theo các nhà nghiên cứu, loại gạo này gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con người bởi nhựa polime rất khó tiêu. Hơn thế nữa, nếu gạo giả sử dụng polime tái chế thì càng nguy hiểm, bởi đây là hóa chất vô cùng độc hại.
2. Mực khô làm từ cao su: Đặc điểm của loại cá mực này là có hình dáng lạ, khi đốt có hiện tượng khét lẹt giống như mùi cao su cháy, phần râu mực và đuôi lộ rõ những vết cắt. Với những sản phẩm mực xé sợi tẩm ướp thì khi ngâm vào nước, sợi mực sẽ nở to ra, trở thành một sợi cao su bóng, sáng.
Giá của loại mực giả này chỉ từ 140.000 đến 200.000 đồng/kg, trong khi giá mực khô bán trên thị trường dao động từ 450.000 đến 700.000 đồng/kg.
3. Thịt cừu giả: Dư luận không khỏi bàng hoàng khi vụ việc thịt cừu làm giả được bày bán công khai bị cảnh sát phanh phui. Theo đó, đặc sản thịt cừu có thể được làm giả y như thật chỉ bằng những hóa chất công nghiệp kết hợp với thịt chuột, chồn, cáo…
Cụ thể, theo chính những công nhân chuyên sản xuất thịt giả, nguyên liệu để làm giả thịt cừu gồm cáo, chồn hoặc chuột nguyên con và gelatin, phẩm đỏ và nitrat. Sau khi giết mổ thịt chồn, chuột, người ta trộn chúng với phẩm màu đỏ, chất tạo hương vị, dùng gelatin để tạo ra lớp mỡ trông giống thịt cừu.
4. Mật ong làm từ bột nhôm: Các cơ quan chức năng cho biết, mật ong giả được làm từ nước đường, phèn và chất tạo màu, ngoài ra mỗi kg mật ong giả còn có hơn 187mg nhôm. Mật ong giả sẽ gây tác hại rất lớn đến hệ thần kinh của người dùng, làm giảm trí nhớ ở người già và làm trẻ nhỏ kém phát triển.
Mật ong giả khá nặng mùi hoá chất, không mang mùi thơm dịu nhẹ như mật ong thiên nhiên. Chỉ cần bỏ ra khoảng 10 Nhân Dân Tệ để sản xuất 1 kg mật ong giả, người bán có thể mang về lợi nhuận từ 40-60 Nhân Dân Tệ.
5. Mực lạ: Qua quan sát bằng mắt thường, loại mực này có độ dầy rất nhiều so với mực thường, khi nướng trên lửa, thân mực vẫn thẳng và có màu đỏ sậm hoặc trắng bệch, khi ăn vị không ngọt và không thơm. Giá bán của loại mực khô không rõ nguồn gốc này chỉ bằng phân nửa giá mực khô thông thường.
Theo phản ánh của một số tiểu thương, loại mực không rõ nguồn gốc này thường được đóng thành kiện, giữa kiện mực có một dòng chữ bằng tiếng Trung Quốc, mỗi kiện khoảng 10kg và được bảo quản trong ngăn đá, giá bán chỉ từ 43.000 đến 44.000 đồng/kg.
6. Thịt băm giả trong bánh bao và há cảo: Với việc giá thịt nguyên liệu nhập không nhỏ, nhiều cơ sở sản xuất bánh bao đã chế tạo ra công thức làm thịt băm như sau: Họ sử dụng giấy bìa các tông cũ, làm sạch.
Sau đó ngâm với xút (NaOH) một lượt, băm nhỏ ra như băm thịt, tẩm ướp các loại hương liệu tạo mùi vị, trộn cùng các nguyên liệu thông thường khác có trong thịt băm nhưng giá thành rẻ. Bước cuối cùng, các nhà sản xuất chỉ việc nhồi phần nhân giả ấy vào bánh bao và hấp lên, đem ra thị trường bán.
7. Quả hồ đào: Quả hồ đào đã bị làm giả một cách hết sức tin vi - bên ngoài là vỏ thật nhưng ruột bên trong lại là cục vữa bê tông đông cứng.
8. Trứng gà giả: Với thành phần hóa chất được phỏng đoán để làm giả trứng như hàn the, paraphin, axít, chất dẻo, phèn chua... chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết, nếu ăn nhiều trứng giả có thể ngộ độc chết người, bởi các hóa chất này đều bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
9. Tai lợn làm từ nhựa và gelatin: Giữa năm 2013, báo chí Trung Quốc khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.
Theo phản ánh của người dân, tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách. Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả.
Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
10. Thịt bò chiên: Nguyên liệu gồm chất chiết xuất từ thịt bò và chất làm bóng cùng thịt lợn. Đầu tiên thái thịt lợn thành lát; sau đó cho chất phụ gia vào bát; kế đến trộn đều các chất phụ gia rồi nhúng thịt lợn đã thái lát vào và để trong 90 phút. Cuối cùng là chiên thịt trong dầu nóng để có món thịt bò
11. Sườn bò làm từ bột mì: Những ngày cuối năm 2013, trên mạng xã hội Facebook đang rộ lên thông tin sản phẩm “sườn bò thơm cay” của công ty TNHH Sa Sa sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là từ xốp bọc hoa quả, khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.
Qua xác minh của cơ quan chức năng, những gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2.000 đến 3000 đồng, được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường thực chất được làm chủ yếu từ... bột mì và hương liệu.
12. Vây cá mập: Theo điều tra của phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate,chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Các sợi vây cá mập đóng túi giả thậm chí ngâm vào nước không tan, kéo giãn cũng không đứt.
Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone. Trichloroacetone gây ảnh hưởng đến gan, thận và cơ quan sinh sản.
Một số sản phẩm vây cá mập được làm giả bán ra thị trường chỉ có giá chưa đến 10 nhân dân tệ (khoảng 330.000 đồng). Ngoài thủ đoạn làm giả vây cá mập tinh vi trên, ở Trung Quốc, tiểu thương còn làm giả vây cá mập từ cao su.
THEO VTC News
Theo