Đã gọi rác là thứ vứt đi nhưng người ta vẫn còn xài vào bao nhiêu chuyện, mà toàn chuyện động trời như hối lộ, tình ái ngoài luồng, bơm tin nhắn bình chọn cho thần tượng,…
Sim rác là sim điện thoại được bán tràn lan, trôi nổi trên thị trường mà không được đăng ký đầy đủ thông tin của người sử dụng. Thông thường sim rác chủ yếu là sim khuyến mãi, được đại lý, người bán đăng ký qua loa bằng cách dùng chứng minh nhân dân, thậm chí cả chứng minh nhân dân giả, không chính xác để đăng ký một loạt sim mới, miễn sao sim được nhà mạng kích hoạt để bán. Người mua sim loại này chủ yếu để hưởng số tiền khuyến mãi có trong sim, dùng hết thì vứt đi nên mới gọi là sim rác.
Đã gọi rác là thứ vứt đi nhưng người ta vẫn còn xài vào bao nhiêu chuyện, mà toàn chuyện động trời như hối lộ, tình ái ngoài luồng, bơm tin nhắn bình chọn cho thần tượng,…
Dù đã ra lệnh cấm nhưng thực tế, sim rác vẫn được bán tràn lan, nhiều đại lý vô tư bán sim khuyến mãi đã được kích hoạt sẵn cho khách hàng. Đây cũng chính là kẽ hở tiếp tay cho tội phạm.
Ảnh minh họa: Dù đã ra lệnh cấm nhưng thực tế, sim rác vẫn được bán tràn lan
Trong vụ án rúng động pháp đình cuối năm, Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải và đồng bọn, có thể đi chui ra nước ngoài, trốn được lệnh truy nã của cơ quan điều tra trong một thời gian khá dài, đã có sự giúp sức đắc lực của sim rác.
Dương Chí Dũng khai đã chi trên nửa triệu đô la Mỹ cho một cán bộ cấp cao nhằm thoát tội. Và người đó là người báo tin cho Dũng biết để trốn. Ông Dũng khai rằng: “Anh ấy còn cho tôi số điện thoại mới và dặn tôi dùng sim rác để gọi vào số này chứ không nên gọi vào số cũ”.
Để giúp sức cho anh trai “đào tẩu”, Dương Tự Trọng và đàn em dùng sim rác để liên lạc, thay đổi địa điểm trốn, phương tiện đưa đón, cung cấp tiền cho các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Nghe bị cáo Dương Chí Dũng khai báo về thủ thuật ông lãnh đạo Bộ Công an sử dụng sim rác như thế nào để bao che cho tội phạm; cách bị cáo đã dùng sim rác để trốn lệnh khởi tố như thế nào, mới thấy tầm nguy hại của sim rác. Việc dùng sim rác này nguy hại đến mức đã trở thành yếu tố cấu thành mà đại diện VKS đề nghị mức án 18-20 năm tù cho chính bị cáo Dương Tự Trọng, bất kể Trọng có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích; và Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng) 17 - 18 năm tù cũng một phần do trang bị điện thoại, sim rác, liên lạc với các bị cáo khác để chỉ đạo vụ đào tẩu.
Nhiều vụ trọng án khác, để thực hiện trót lọt và che dấu hành vi phạm tội, tội phạm cũng đều sử dụng sim rác như vụ “siêu lừa” Trần Thị Hợp hồi đầu năm 2013. Để chiếm đoạt nhiều chục tỷ đồng, Hợp đã dùng sim rác giả làm số điện thoại của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhắn tới 7 cá nhân ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Thái Nguyên để vận động góp tiền lo dự án.
Theo thượng tá Nguyễn Hoàng Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm ma túy Công an TP.HCM, hầu như đối tượng phạm tội nào khi bị bắt giữ, khám xét, công an cũng thu được rất nhiều sim rác. Có đối tượng tàng trữ trong người hàng chục sim điện thoại loại này để tiện liên lạc với đồng bọn. Ông Thắng cho rằng chính sự thiếu hợp tác của các nhà mạng trong việc quản sim rác đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác phá án của lực lượng công an.
Việc sim rác nổi loạn đến nay mới thấy hậu quả khủng khiếp nhưng thực sự thì không mới. Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, đại biểu Trần Quốc Tuấn (tỉnh Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Bộ TT-TT về sim rác. Ông Tuấn cho rằng, sim rác là một trong những nguyên nhân của việc gửi tin nhắn rác, quảng cáo rác và tin độc.
Không chỉ gửi tin nhắn rác, quảng cáo làm phiền khách hàng mà sim rác thực sự là một vấn nạn, nguy hiểm, gây ra những hậu quả khủng khiếp.
Vậy sim rác là do ai phát hành?. Khẳng định ngay mà không cần phải suy nghĩ nhiều là Mobifone, Vinaphone và Viettel. Thế nhưng, sim rác chủ yếu cũng do 3 nhà mạng này phát hành mà Bộ phải phát hết thông tư này đến thông tư khác. Cứ nhìn cái cách mà người ta đã sử dụng sim rác như thế nào thì cũng đủ thấy mức độ nguy hại đối với an ninh trật tự xã hội, với lòng tin của nhân dân về cách quản lý Nhà nước.
Theo Datviet
Theo