Trong dự án quy hoạch bảo vệ môi trường Hà Nội đến năm 2020 có mục quy hoạch sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước cho Hà Nội. Theo đó Thủ tướng đã ký quyết định số 1655/QĐ – TTg phê duyệt “ Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo QĐ này nhiệm vụ quy hoạch cấp nước là cho toàn bộ diện tích 3344, 47 km2 với số dân 6,23 triệu người và có thể mở rộng ra vùng phụ cận. Trong đó định hướng khai thác nước ngầm, tăng cường tìm nguồn nước mặt cho phục vụ cấp nước là chủ đạo. Bên cạnh đó theo QĐ này sẽ là định hướng căn cứ cho việc đánh giá khả năng sử dụng nguồn nước mặt, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch cấp nước cho Hà Nội về sau.
Là một đô thị lớn lại tập trung đông dân cư, Hà Nội được coi là trung tâm văn, hóa chính trị, kinh tế lớn của cả nước. Do vậy, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ là một trong những nhiệm vụ phát triển hạ tầng qua trọng nhất của thành phố Hà Nội. Trong đó theo dự báo của UBND TP Hà Nội đến năm 2020 tổng nhu cầu sử dụng nước của Hà Nội sẽ từ 1,2 đến 1,5 triệu m3/ngày đêm, đến 2030 sẽ là 1,9 – 2,3 triệu m3/ngày đêm. Và đến 2050 sẽ là 2,6 – 3,1 triệu m3/ngày đêm.
Trong khi từ 1954 đến 2008 phần lớn nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại Hà Nội được lấy từ nguồn nước ngầm. Với dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt ngày càng nhiều, sản xuất dịch vụ, ngày càng cao dẫn đến việc gia tăng công suất khai thác nước ngầm đã gây hậu quả là nguồn tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm về lưu lượng và chất lượng. Bên cạnh đó hậu quả nghiêm trọng hơn là hiện tượng sụt lún đất trên địa bàn thành phố do khai thác nước ngầm đã được ghi nhận. Theo PGS – TS Lê Trình Viện khoa học Môi trường và Phát triển Việt Nam(VESDEC) cho biết: Hiện nay có khoảng 20% số giếng khoan bị suy thoái, giảm lưu lượng cần được cải tạo thay thế. Nước dưới đất bị nhiễm bẩn hợp chất nito, đặc biệt là NH4+. Khu vực bị nhiễm bẩn tập trung ở Đông Namcác quận nội thành, bao gồm khu vực các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân. Tuy nhiên từ tháng 6/2008 nhà máy nước Sông Đà (Vinaconex) bắt đầu vận hành sử dụng nguồn nước Sông Đà đã mở ra hướng sử dụng nước mặt để cung cấp nước cho các đô thị trên địa bàn Hà Nội. Trong đó nêu rõ sử dụng nguồn nước mặt đảm bảo nguồn nước cấp thường xuyên, liên tục, không phụ thuộc vào nguồn nước ngầm thường suy giảm vào mùa khô. Giảm thiểu tác động xấu đến tài nguyên nước ngầm và giảm thiểu hiện tượng sụt lún do khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn. Tuy nhiên, nguồn nước mặt trên địa bàn Hà Nội dễ bị tác động xấu do chênh lệch lớn về lưu lượng giữa các tháng trong năm và biến động về chất lượng vì tiếp nhận nước thải từ các nguồn trong nội thị. Vì thế một dòng sông hoặc một khu vực trên dòng sông có thể được quy hoạch xây dựng các nhà máy nước hay không cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản như dòng sông có lưu lượng nước cao, đủ thỏa mãn nhu cầu cho nhà máy nươc trong mọi thời điểm. Đồng thời có chất lượng tốt, ổn định tối thiểu đạt mức A2 theo QC 08 VN (quy chuẩn Việt Nam) của BTNMT hoặc loại 2 theo hệ thống phân loại chất lượng nước vùng HN theo các chỉ số chất lượng nước (WQI – HNI) do Viện khoa học môi trường và phát triển (VESDEC) đề xuất năm 2010. Trong đó khoảng cách không quá gần các khu tập trung các khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, nhà máy có lượng nước xả lớn, nước thải chứa hàm lượng cao các hóa chất có tính độc cao, các khu chăn nuôi tập trung. Mặt khác phải có tính khả thi về kinh tế như không nằm quá xa khu vực cần cấp nước (dưới 50km) điều kiện xây dựng nhà máy và đường ống không bị cản trở lớn do yếu tố tự nhiên và xã hội. Đối chiếu với bốn tiêu chí này việc quy hoạch sử dụng mặt nước làm nguồn cấp nước cho thành phố HN đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 cần dựa vào các cơ sở khoa học và thực tiễn dựa trên nhu cầu sử dụng nước ở địa bàn HN đến 2020, 2030 và 2050. Ngoài ra chế độ thủy văn các sông chính trên địa bàn HN như yếu tố địa lý, địa hình cũng cần phải có kết quả nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các yếu tố hữu cơ dinh dưỡng, độ đục, các tác nhân ô nhiễm có độc tính cao như kim loại nặng, xyanua, hóa chất BTTV, phenol…dầu mỡ, vi sinh bằng mô hình WQT – HNI, dựa theo số liệu quan trắc chất lượng nước sông hồ trên địa bàn HN trong các năm gần đây của Sở TNMT HN, Tổng cục MT và của các đề tài dự án, ý kiến các đơn vị, nhân dân các huyện, xã qua khảo sát thực tế về khả năng sử dụng nước các sông hồ. Trong khi nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt Hà Nội tính trong năm 2011 với dân số trên 6,2 triệu người sẽ tăng đến 7,5 triệu người vào năm 2020, 8,5 triệu người vào năm 2030 và có thể trên 10 triệu người vào năm 2050. Trong đó tỷ lệ số dân đô thị ngày càng cao. Nếu mục tiêu cấp nước của UBND thành phố HN vào năm 2030 đối với khu vực đô thị là 180 – 190 lit/người/ngày và các đô thị vệ tinh là 150-180 lit/người/ ngày thì vào năm 2030 lượng nước sạch cần sx mỗi ngày phục vụ dân cư đô thị là 1,360 – 1,1615 triệu m3 (chưa kể thất thoát có thể lên tới 30%). Theo tính toán của VESDEC cứ sau năm thì lượng nước cấp cho sinh hoạt tại Hà Nội tăng lên 163.000 m3/ ngày đêm. Trong khi hiện nay toàn thành phố có trên 20 nhà máy và 15 trạm sản xuất nước, chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm từ trên 280 giếng trong đó khu vực phía Bắc Sông Hồng có 24 giếng và khu vực phía Nam Sông Hồng có 227 giếng, khu vực Hà Đông, Sơn Tây, Xuân Mai có trên 20 giếng. Công suất toàn bộ hạ tầng cấp nước hiện nay mới chỉ đạt từ 730.000 đến 830.000 m3/ngày đêm. So với sản lượng nước hiện nay nhiều hộ ở TP Hà Nội, nhất là các thị xã, thị trấn, thị tứ vẫn chưa được sử dụng nước sạch. Ngoài ra còn 1 số tiêu chuẩn dùng nước khác ngoài nước sinh hoạt vào năm 2010 như nước cho KCN tập trung 43 m3/ha, nước cho CN địa phương 10 -15 % nước sạch, cung cấp dịch vụ 20% nước sinh hoạt, nước cho rò rỉ 30% các loại nước trên. Như vậy để đáp ứng như cầu sử dụng nước vào năm 2020 là 1,2 triệu – 16,6 triệu m3/ ngày đêm, năm 2030 từ 1,0 – 2,3 triệu m3 /ngày đêm và đến năm 2050 lên tới 2,6 – 3,1 triệu m3/ngày đêm. Do đó Hà Nội phải tìm nguồn nước mới bổ sung cho nguồn nước ngầm. Vì vậy việc lựa chọn nguồn nước từ Sông Đà, Sông Hồng, và từ các sông khác đã được đặt ra và vần tiếp tục nghiên cứu.
Trong đó các chỉ tiêu lựa chọn chính là công suất khai thác, chất lượng nước, chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Điều này cho thấy việc quy hoạch nguồn nước mặt phục vụ cho cấp nước tại Hà Nội là vô cùng cấp bách. Nhất là trong thời điểm hiện tại với sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu, việc quy hoạch cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên nước quý giá là một việc làm tiên quyết. Theo đó một loạt các Sông như Sông Hồng, Sông Đà, Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Công đã được phân tích đánh giá CLN và phạm vi ô nhiễm để có thể quy hoạch khai thác sử dụng theo phân đoạn. Tuy nhiên cần quản lý tốt môi trường nước sông và áp dụng công nghệ xử lý nước phù hợp để phục vụ tốt cho các mục đích khác như thủy lợi, thủy sản, giao thông thủy, tiếp nhận chất thải đã xử lý.
Thanh Huyền
Theo baoxaydung.com.vn