Thứ tư 09/10/2024 11:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Quy định bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng EPC

19:06 | 22/08/2017

(Xây dựng) - Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).


Ảnh minh họa.

Về việc xác định chi phí bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng EPC, vừa qua Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1885/BXD-KTXD trả lời Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Chủ đầu tư) như sau: Việc chấm dứt hợp đồng xây dựng đã được quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Theo một số văn bản và Quyết định có liên quan thì việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo các Quyết định số 568/QĐ-HCVN ngày 17/12/2009 và Quyết định số 202/QĐ-HCVN ngày 02/7/2013 không thể thực hiện được.

Do vậy, ngày 24/3/2017 Chủ đầu tư đã có văn bản số 466/HCVN-ĐTXD thông báo chấm dứt hợp đồng với nhà thầu. Trên cơ sở đó, Chủ đầu tư và nhà thầu EPC đã thống nhất chấm dứt hợp đồng EPC số 09/2014-EPC ký ngày 23/4/2014 để chủ đầu tư lập phương án cải tạo, sửa chữa.

Theo quy định của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).

Như vậy, khi Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng thì Chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu những chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến Hợp đồng này. Chi phí phải bồi thường thiệt hại bao gồm tất cả các chi phí đã phát sinh liên quan đến Hợp đồng mà nhà thầu phải gánh chịu do việc chấm dứt hợp đồng gây ra, như các khoản mục chi phí Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nêu trong văn bản số 1099/HCVN-ĐTXD là phù hợp. Chi phí này xác định bằng dự toán căn cứ vào những chi phí thực tế đã phát sinh được chứng minh bằng các bằng chứng xác thực và phù hợp với quy định của pháp luật.

Đoan Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Các vết nứt tại hồ Cổ Hụ đã được khắc phục

    (Xây dựng) - Sau nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng, các vết nứt trên mặt đường tại công trình hồ chứa nước Cổ Hụ, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được khắc phục, xử lý.

  • Tây Hồ (Hà Nội): Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân có sử dụng đất đúng mục đích?

    (Xây dựng) – Nhiều năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân được UBND Thành phố Hà Nội giao đất để làm nơi tập kết vật liệu xây dựng. Trong quá trình khai thác sử dụng, Hợp tác xã đã sử dụng đất sai mục đích để kinh doanh khai thác dịch vụ và từng bị lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động. Tuy nhiên đến nay, phần đất được giao cho Hợp tác xã lại tiếp tục sử dụng để kinh doanh sân pickleball, việc này cần các cấp có thẩm quyền kiểm tra, làm rõ.

  • Quảng Nam: Kiểm tra việc phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý đơn theo quy định của pháp luật về việc ông Trà Thanh Hưng (trú tại thành phố Đà Nẵng) phản ánh năng lực dự thầu của Công ty Cổ phần Đại Thiên Trường và Công ty Cổ phần 873 – Xây dựng công trình giao thông liên quan đến gói thầu thi công xây dựng công trình, dự án đường Vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

  • Công ty Cây xanh Hà Nội “cấm cửa” một nhà thầu 3 năm vì gian lận hồ sơ

    (Xây dựng) - Mới đây, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh Hà Nội) đã ra quyết định xử lý cấm thầu trong thời gian 3 năm đối với Công ty Cổ phần BiUni vì có hành vi gian lận hồ sơ dự thầu.

  • Bù Gia Mập (Bình Phước): Dự án sửa chữa xong mới tổ chức đấu thầu gây nhiều tranh cãi

    (Xây dựng) - Gần đây, dư luận tại huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đặc biệt quan tâm đến một dự án tại địa phương khi công trình sửa chữa trụ sở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ 4 tháng trước, nhưng đến tháng 9/2024 mới thực hiện các thủ tục đấu thầu công khai. Việc “xây dựng xong mới đấu thầu” đã gây xôn xao và đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình, tính minh bạch trong quản lý dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.

  • Quảng Ngãi: Trụ điện trên đỉnh núi Van Cà Vãi là công trình xây dựng trái phép

    (Xây dựng) – Xây dựng trái phép trên đất chưa được cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng, giao và cho thuê đất; nhưng Công ty Cổ phần Thủy điện Đạt Phương Sơn Trà vẫn một mực phớt lờ yêu cầu di dời của chính quyền địa phương sau khi phát hiện ngọn núi dựng trụ bị sạt lở, hỗ trợ thực hiện công trình khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân dưới chân núi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load