Thứ sáu 19/04/2024 15:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quỹ đất Thành phố Hồ Chí Minh eo hẹp, nhà đầu tư tìm cơ hội phát triển bất động sản tại đồng bằng sông Cửu Long

19:39 | 17/03/2021

(Xây dựng) – Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một vùng đất sở hữu những lợi thế về điều kiện tự nhiên đa dạng. Trong điều kiện quỹ đất tại Thành phố Hồ Chí Minh eo hẹp, các nhà đầu tư đang tìm cơ hội tại khu vực này. Cùng với đó, trong những năm trở lại đây, các tỉnh thành lớn trong khu vực cũng đang trở thành điểm đến lí tưởng và được ưa chuộng và hấp dẫn.

quy dat thanh pho ho chi minh eo hep nha dau tu tim co hoi phat trien bat dong san tai dong bang song cuu long
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện còn phải đối mặt với nhiều thách thức như biển đổi khí hậu làm sạt lở gây hủy hoại mùa màng, trình độ của người lao động chưa cao khi tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo nằm ở mức 90,8% làm ảnh hưởng đến năng suất của cả vùng, và độ tuổi trung bình của người lao động ngày càng tăng khi nhiều người trẻ rời nông thôn lên thành thị.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định: Tuy vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức và điểm cần phải cải thiện để khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển và đón nhận dòng đầu tư như kì vọng, song với những chính sách đã và đang được đề ra để phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế thì lĩnh vực bất động sản sẽ được hưởng lợi.

Hiện nay ĐBSCL đang ngày càng phát triển, tuy nhiên đối với thu nhập bình quân năm chỉ ở mức xấp xỉ 60 triệu đồng như hiện nay thì tư liệu sản xuất có nhưng chưa tương xứng với thu nhập. Vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể để thu hút di dân tốt hơn. Ngoài ra tính liên kết vùng của ĐBSCL vẫn còn rất hạn chế khi các cơ sở nằm rất rải rác khiến khả năng thu hút vốn đầu tư vào bất động sản, dẫn tới việc khó hình thành khu dân cư lớn.

Vì vậy nếu ĐBSCL muốn vươn lện một tầm mới thì cần phải cải thiện thu nhập bình quân đầu người, phát triển thêm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, và chú trọng vào kinh tế đô thị, tiến sĩ Sử Ngọc Khương chia sẻ.

Về ảnh hưởng do đại dịch thì trong thời gian vừa qua, đồng bằng Sông Cửu Long đã chịu một số ảnh hưởng nhất định từ đại dịch chung với cả nước. Theo nghiên cứu của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI và Trường Chính sách công và quản lý Fullbright, thì do khu vực chỉ chú trọng vào nông nghiệp, còn hoạt động công nghiệp chưa phát triển và ngành Du lịch chủ yếu phục vụ khách trong nước, nên tác động của dịch bệnh được đánh giá là tương đối nhẹ nhàng hơn so với các khu vực khác.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cảnh báo việc ĐBSCL quá tập trung vào nông nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn. Cũng theo báo cáo này, vào những năm 1990 khi GDP của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 2/3 của ĐBSCL, thì hai thập niên sau tình hình đã ngược lại.

Về lĩnh vực bất động sản, tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho rằng khu vực này vẫn rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là bởi nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích từ trung và dài hạn.

Khi quỹ đất tại Thành phố Hồ Chí Minh không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam Bộ đã dày đặc các dự án đầu tư, thì việc các nhà đầu tư có tổ chức quan tâm vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một điều dễ hiểu khi vần còn rất nhiều quỹ đất để mở rộng và tiềm năng về kinh tế, xã hội và nhân lực của khu vực thì rất tốt, tiến sĩ Sử Ngọc Khương phân tích.

Cụ thể hơn, tiến sĩ Sử Ngọc Khương nhận định: Hiện nay khu vực ĐBSCL đang đón nhận dòng đầu tư từ hai nhóm khác nhau, một là nhà đầu tư cá nhân và hai là nhà đầu tư có tổ chức. Nhóm nhà đầu tư cá nhân thì đa phần chỉ mua đất làm vườn để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng cuối tuần, còn về mục đích sinh lợi thì vẫn chưa rõ ràng và rất ít. Nhóm thứ hai là nhóm nhà đầu tư doanh nghiệp, nhóm này hiện nay khá quan tâm đến ĐBSCL và đang có một tầm nhìn rộng ra ngoài Thành phố Hồ Chí Minh khi quỹ đất dần eo hẹp.

Hiện ĐBSCL đang có một số điểm sáng để thu hút nhà đầu tư như là cơ sở hạ tầng xã hội đang được chú trọng phát triển, dòng di dân đang được cải thiện và dân số lên tới gần 20 triệu dân. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư từ ngoài nước thì hiện nay đang gặp các hạn chế về tiếp cận quỹ đất nên mức độ đầu tư từ nhóm này chưa đạt như kì vọng.

Nhìn chung, tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho rằng, việc thị trường bất động sản ĐBSCL có thu hút và khởi sắc hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc khu vực này có cung cấp được đầy đủ các nhu cầu và đảm bảo được công việc cho người dân sinh sống. Còn việc giá của bất động sản rẻ, tiện ích đầy đủ như công viên hồ bơi tiêu chuẩn 5 sao, và những ưu đãi khi mua như các quảng cáo thường đề cập chưa phải là toàn bộ bức tranh để thị trường bất động sản khởi sắc.

Song, các thị trường bất động sản nông nghiệp, du lịch và nhà ở được dự đoán sẽ là những điểm sáng trước mắt tại ĐBSCL khi mà nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng tốt và mạng lưới giao thông ngày càng cải thiện. Đối với bất động sản thương mại và văn phòng thì sẽ cần thêm một thời gian nữa để đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai: Chuẩn bị điều kiện để thực thi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)

    (Xây dựng) – Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới đáng chú ý, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, giúp thị trường thêm minh bạch, bền vững. Để Luật mới được triển khai thực hiện ngay sau khi có hiệu lực, Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai đã và đang chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thực thi Luật vào đầu năm 2025.

  • Những trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị điều chỉnh sổ đỏ

    (Xây dựng) - Ông Phan Quốc Quế (Đắk Nông) đã được UBND thị xã cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 4/5/2010 (vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đơn vị hành chính cũ là huyện), đứng tên là hộ ông Phan Quốc Quế, tổng diện tích 307m2, trong đó, đất ở đô thị 60m2, đất trồng cây lâu năm khác 247m2.

  • Các trường hợp phải sang tên sổ đỏ

    (Xây dựng) – Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định rõ về các trường hợp phải thực hiện sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ).

  • Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446/UBND-NC ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

  • An Giang: Khu đô thị mới Tây sông Hậu đủ điều kiện bán 104 căn nhà liên kế

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang đã ban hành Văn bản số 851/SXD-QLN&HTKT về việc thông báo sản phẩm dự án Khu đô thị mới Tây sông Hậu giai đoạn 2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện bán theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản (Khu liên kế (Ph3.2) tại các lô: C86, C87, C88, C90, C91, C92, C95, C96, C97, C98, C99 ), gửi: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổ chức nhà ở Quốc gia tại An Giang. Theo Văn bản này, 104 căn nhà liên kế thuộc các khu Ph3.2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

  • Hà Nội: Hai dự án “ôm đất vàng” bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Giấy

    (Xây dựng) – Sau gần 20 năm được giao đất, hai lô đất có tổng diện tích hơn 11.000m2 của Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn GFS (nằm đối diện Công viên Cầu Giấy) vẫn đang là một bãi đất trống được quây tôn kín mít.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load