Thứ ba 15/10/2024 11:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quốc đảo Malta thu hút người giàu như thế nào

20:54 | 18/07/2016

Malta - nơi đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là một trong những quốc gia có chi phí quyền công dân rẻ nhất thế giới.

Quốc đảo này nằm ở phía nam đảo Sicily của Italy, giữa châu Âu và Bắc Phi, từng là thuộc địa của Hy Lạp, La Mã, Pháp và Anh.


Một bến đỗ du thuyền tại Malta. Ảnh: Velasud

Từ nhiều thế kỷ nay, vị trí chiến lược đã giúp Malta củng cố vai trò cửa ngõ thương mại tại châu Âu. Họ hiện vẫn là trung tâm hàng đầu cho việc chứa và vận chuyển hàng hóa. Malta có ngành du lịch và tài chính phát triển, thu hút nhiều người giàu trên thế giới.

Từ năm 2014, một phần vì khó khăn kinh tế, Malta bắt đầu thực hiện Chương trình Nhà đầu tư cá nhân (IIP). Họ sẽ cấp quyền công dân cho người nước ngoài với điều kiện đầu tư nhất định.

Đây là chương trình công dân đầu tiên tại EU được Ủy ban châu Âu (EC) công nhận. Malta kỳ vọng sẽ thu hút những người có thể đóng góp tài năng và mạng lưới kinh doanh cho quốc đảo này.

Quá trình xử lý đơn xin cấp quyền kéo dài tối đa 24 tháng. Sau khi được kiểm tra kỹ càng, ứng viên và người phụ thuộc sẽ được trao quyền công dân. Họ phải là những người có danh tiếng tốt và không thuộc các nước bị trừng phạt.

Malta được đánh giá là quốc gia có mức sống cao, hệ thống chính trị ổn định và kinh tế tăng trưởng mạnh. Riêng với người giàu, quyền công dân Malta sẽ cho họ rất nhiều lợi ích, hơn là chỉ được đỗ du thuyền tại đây. Là công dân Malta có nghĩa họ sẽ được tự do đi lại trong 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Họ cũng có thể sống và làm việc tại một quốc gia EU khác, và được miễn visa khi tới hơn 160 quốc gia khác ngoài EU, trong đó có Mỹ.

Chính sách về thuế cũng được đánh giá khá thuận lợi. Và Malta cũng chấp thuận các công dân mang 2 quốc tịch. Người nộp đơn còn có thể đăng ký kèm vợ, chồng, hoặc người phụ thuộc.

Để trở thành công dân Malta, người nộp đơn phải có giấy tờ chứng minh đã cư trú tại đây 12 tháng và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đầu tư, như mua bất động sản giá trị tối thiểu 350.000 euro và sở hữu ít nhất 5 năm, thuê đất cư trú tại Malta 5 năm với giá thuê hàng năm ít nhất 16.000 euro, đóng góp vào Quỹ phát triển và xã hội quốc gia, hay mua cổ phiếu/trái phiếu của nước này. Một năm, người nộp đơn chính sẽ phải đóng góp hơn 650.000 euro cho Malta.

Khi mới đưa ra chương trình này, Malta đã gây ra khá nhiều tranh cãi. New York Times cho biết dù các quốc gia châu Âu có quyền bán quốc tịch cho bất kỳ ai họ muốn, hoạt động này vẫn khá hiếm. Một số nghị sĩ châu Âu còn cho rằng quốc tịch châu Âu "không phải để bán".

Bên cạnh đó, hoạt động này còn khiến Malta có nguy cơ đi vào vết xe đổ của Cyprus. Quốc đảo này luôn bị chỉ trích là trở thành nơi che giấu tài sản cho giới nhà giàu.


Malta được xem là một trong những quốc gia có chi phí quyền công dân rẻ nhất thế giới.

Ban đầu, Malta thậm chí không cần yêu cầu cư trú, mà chỉ cần tiền đóng góp. Thủ tướng Malta khi đó - Joseph Muscat ước tính sẽ có 45 người nộp đơn trong năm đầu tiên, mang về khoảng 30 triệu euro cho nước này. Vài tháng sau, dưới áp lực của giới chức châu Âu, Malta mới đưa vào điều kiện cư trú 12 tháng.

Trong năm 2015, hơn 570 người đã đăng ký chương trình này của Malta. BBC cho biết đây vẫn là một trong những quốc gia có chi phí quyền công dân rẻ nhất thế giới, bên cạnh Cyprus hay Dominica.

Chiều 17/7, 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia đã nhất trí không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa 14 và cá nhân có đơn xin rút.

Theo Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc, bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam khi có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.

Theo ông Phúc, Hiến pháp quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Và tại điều 4, Luật quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch, nêu rõ “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Như vậy, đạo luật nêu trên đề ra nguyên tắc một quốc tịch, việc công nhận hai quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ, trong đó chủ yếu là áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam. Các trường hợp này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

“Căn cứ vào Luật Quốc tịch thì Nhà nước chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là công dân Việt Nam, lại đăng ký thêm một quốc tịch nước ngoài nữa. Có hai quốc tịch là vi phạm quy định nêu trên”, ông Phúc nói.

 

Theo Hà Thu/VnExress.net

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nâng niu vẻ đẹp của người phụ nữ Việt trong tà áo dài đến từ thương hiệu Kén Design

    (Xây dựng) - Hưởng ứng Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 nhân dịp chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thương hiệu thời trang Kén Design đã cho ra mắt Bộ sưu tập áo dài “Hỷ” với cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài - biểu tượng văn hoá Việt Nam.

    19:11 | 11/10/2024
  • Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn - Ngời khí chất”

    (Xây dựng) - Từ ngày 11/10, chuỗi sự kiện “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – Ngời khí chất” chính thức được tập đoàn Vingroup phát động nhằm tôn vinh phụ nữ thời nay bản lĩnh và khát vọng. Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19/10 - 20/10 tại “thành phố Đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm Giải chạy, giải Golf, cuộc thi tôn vinh Phụ nữ Hải Phòng và đặc biệt là đêm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Thu Phương, Tuấn Hưng, Double 2T, Liz Kim Cương, DJ Gatik và MC Hype…

    14:30 | 11/10/2024
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    11:12 | 10/10/2024
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load