Thứ tư 24/04/2024 09:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quét mã QR - 'chìa khoá' chống dịch khi nới lỏng giãn cách tại Thủ đô

19:17 | 27/09/2021

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, thành phố cơ bản đã ứng dụng toàn diện những giải pháp công nghệ để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

quet ma qr chia khoa chong dich khi noi long gian cach tai thu do
Người dân sử dụng mã QR để quét mỗi khi ra vào các cơ sở kinh doanh tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19, từ 6 giờ ngày 21/9, Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, điều chỉnh các giải pháp để thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh sau gần 2 tháng thực hiện Chỉ thị 16.

Việc ngay lập tức áp dụng mạnh mẽ các công nghệ hỗ trợ chống dịch sau giãn cách được đánh giá là một trong những việc làm nhanh chóng và kịp thời của Hà Nội trong những ngày qua.

Quét mã QR-Cánh cửa cho "bình thường mới"

Cùng với việc điều chỉnh những biện pháp phòng chống dịch theo hướng nới lỏng giãn cách, Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại phải đảm bảo điều kiện bắt buộc là tạo điểm quét mã QR để khách đến mua hàng thực hiện quét mã QR ghi nhận có mặt và khai báo y tế.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, NCOVI, VHD, VNelD đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu người dân khi ra vào cơ quan, tổ chức, công sở, địa điểm công cộng cần thực hiện nghiêm quét mã QR.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Liêm, cùng với các biện pháp về y tế, quản lý thì việc triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những biện pháp rất quan trọng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố.

Hiện nay, Hà Nội đã triển khai xuyên suốt tất cả nền tảng của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có 3 nền tảng chính: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR code; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến và nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.

Theo ông Liêm, Hà Nội đã ứng dụng toàn diện những công nghệ tốt nhất để phục vụ cho công tác phòng chống dịch và thành phố sẽ dùng chung phần mềm các bộ ngành đã triển khai, không chủ động xây dựng thêm một hệ thống phần mềm nào khác.

Về việc áp dụng quét mã QR cho người dân cũng như các cơ sở kinh doanh, ông Liêm cho rằng đây là giải pháp kiên quyết phải làm. Nếu như toàn bộ người dân Hà Nội biết sử dụng QR code, việc trở lại trạng thái bình thường mới hoàn toàn khả thi.

Sau khi Hà Nội phát động chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhiều doanh nghiệp, siêu thị, quán ăn. Thời gian ngắn ngay khi Chỉ thị mới ban hành, số mã QR tăng lên rất nhanh.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 23/9, tổng số địa điểm quét mã QR là 358.726 điểm. Riêng trong ngày 23/9, toàn thành phố đã có 49.425 điểm quét mã QR được tạo mới.

Mặt khác, Sở Thông tin và Truyền thông cũng phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an triển khai hệ thống quản lý công dân vùng dịch qua hệ thống kết nối với dữ liệu dân cư quốc gia.

Phần mềm này được tích hợp qua hệ thống camera tại các điểm chốt ra vào thành phố và tại điểm chốt của các quận, huyện được gắn camera và quét mã QR khi đi qua.

Bên cạnh đó, thành phố đã phát triển thêm các phần mềm quản lý F0, F1 để phân luồng tuyến các bệnh nhân F0 và khi F1 trở thành F0 sẽ được phân luồng vào các bệnh viện để điều trị cho phù hợp.

Thành phố cùng với các doanh nghiệp viễn thông đã xây dựng hệ thống camera giám sát tại các khu cách ly để quản lý sự tuân thủ của người dân khi ở trong các khu cách ly.

Hà Nội cũng phối hợp với VOV giao thông để có camera giám sát trong lúc thành phố đang thực hiện giãn cách, từ đó phát hiện được những tuyến phố, tuyến đường nào đông người, đông phương tiện để khuyến cáo các quận, huyện quản lý chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, việc triển khai các hệ thống phần mềm giải đáp kiến nghị của công dân qua Tổng đài 1022 cũng được Sở Thông tin và Truyền thông chú trọng. Đây là những giải pháp cốt lõi trong phòng chống dịch của Hà Nội.

"Có thể nói rằng, thành phố Hà Nội đã ứng dụng toàn diện những công nghệ tốt nhất để phục vụ công tác phòng, chống dịch," Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định.

Cần lắm ý thức của người dân

Trong cuộc giao ban trực tuyến mới đây, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh sẽ kiên quyết xử lý vi phạm với những cơ sở kinh doanh dịch vụ không có mã QR cũng như vi phạm các quy định phòng, chống dịch.

quet ma qr chia khoa chong dich khi noi long gian cach tai thu do
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

"Sự quyết liệt này nhằm giúp chúng ta bảo toàn thành quả chống dịch tính đến thời điểm hiện tại và ngăn chặn những đợt bùng phát diện rộng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước cũng như sự an toàn, đời sống của nhân dân," ông Chử Xuân Dũng nói.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo thành phố, để việc thực hiện quét mã QR thật sự đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân.

Vì vậy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm đã kêu gọi người dân ngoài việc khai báo qua các tờ khai y tế nếu có biểu hiện ho sốt khó thở thì khi đến các điểm công cộng hay các nhà hàng, siêu thị phải quét mã QR để phục vụ công tác truy vết, phòng chống dịch COVID-19 của thành phố.

Đối với những cơ sở kinh doanh nhỏ, cửa hàng ăn nhỏ, Sở Thông tin và Truyền thông đã có hướng dẫn để tạo các điểm quét mã QR. Sở đã đề nghị Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thành viên các cấp thành lập các đội cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương tham gia hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc tạo mã QR địa điểm, quét mã QR để quản lý thông tin người ra vào.

Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo QR code, các đoàn viên thanh niên sẽ đứng tại điểm quét để tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để thành phố quản lý và theo dõi.

Trường hợp công dân không có điện thoại thông minh có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc Thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để quét mã./.

Theo Minh Sơn (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Cháy lớn thiêu rụi xưởng gỗ ở Hà Nội

    Khoảng 18h ngày 23/4, xưởng nội thất gỗ ở xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bất ngờ cháy lớn lan sang nhà kho bên cạnh chứa nhiều bình gas.

  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load