Thứ hai 16/09/2024 23:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Trị sáp nhập 23 xã, thị trấn, nhiều thôn, khu phố

09:57 | 27/06/2018

UBND tỉnh Quảng Trị sẽ thực hiện sáp nhập 23 xã, thị trấn; xem xét sáp nhập 730 thôn, khu phố có quy mô số hộ dưới 50% theo quy định.


Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành "Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, khu phố; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo lộ trình, đề án này được thực hiện từ tháng 6/2018 đến năm 2030.

Quảng Trị hiện có 141 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 117 xã, 13 phường, 11 thị trấn; 858 thôn, 224 khu phố.

Theo đề án, Quảng Trị thực hiện sáp nhập 23 xã, thị trấn, trong đó 21 xã, thị trấn không đạt 50% về tiêu chí diện tích và dân số, 1 xã có dân số dưới 1.000 người, 1 xã có diện tích dưới 3 km2. Sau khi sáp nhập, số đơn vị hành chính cấp xã còn lại 122 đơn vị.

Tỉnh cũng xem xét sáp nhập 730 thôn, khu phố có quy mô số hộ dưới 50% theo quy định. Như vậy, sau khi sáp nhập sẽ giảm từ 300-400 thôn, khu phố; số thôn, khu phố còn lại là 600-750.

Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2030 có 100% đơn vị hành chính cấp xã, thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Theo đánh giá, đa số các đơn vị hành chính cấp xã có diện tích nhỏ, dân số thấp nhưng vẫn được bố trí đầy đủ các chức danh cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách,… nên làm tăng tỷ lệ người hưởng lương và hưởng chế độ phụ cấp. Nhiều thôn, khu phố có quy mô quá nhỏ, số hộ quá ít. Việc tổ chức cấp xã, thôn, khu phố manh mún dẫn đến tăng ngân sách Nhà nước chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ xã, phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách...

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho TTXVN biết, ở cấp xã, cấp thôn, giao cho Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tính toán lộ trình thực hiện sáp nhập các xã thiếu 2 tiêu chí.

Đối với các thôn tách ra từ làng trước đây và thôn tách ra từ thôn cũ tiến hành sáp nhập trước; tiếp đến sáp nhập các thôn không đủ về số hộ theo tiêu chuẩn quy định. Các thôn ở vùng miền núi thực hiện sáp nhập linh hoạt, không máy móc theo các tiêu chí; tính toán cân nhắc kỹ sáp nhập các thôn ở vùng biên giới, không gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến an ninh biên giới.

Đồng thời, thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh nhằm giảm ít nhất 10% những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn; thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố…

Theo Chinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load