Chủ nhật 13/10/2024 14:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Trị: Khát vọng về một nền nông nghiệp công nghệ cao

11:34 | 10/11/2018

(Xây dựng) - Trong một vài năm trở lại đây, tỉnh Quảng Trị có nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng để nâng cao thu nhập cho người dân, cố gắng thoát nghèo, vươn lên thành tỉnh có mức thu nhập trung bình, một trong những đề án trọng tâm, hướng đến một nên nông nghiệp công nghệ cao với những kỳ vọng về đột phát nền kinh tế của địa phương.


Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thăm và kiểm tra mô hình nông sản sạch tại địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Từ bước đi “chập chững” Liên danh gọi mời cùng phát triển

Quảng Trị là một tỉnh thuần nông, trong đó hơn 70% dân số ở nông thôn. Với đa dạng về điều kiện địa hình, đất đai, nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên tại Quảng Trị thích hợp cho phát triển nông nghiệp, có nhiều loại cây trồng, con nuôi mang đặc sản vùng miền, có tính hàng hóa và khả năng cạnh tranh cao như: Lúa chất lượng cao, cà phê Arabica, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu... Ngoài ra, Quảng Trị là một trong số ít các địa phương có quỹ đất sạch, đặc biệt là đất ven biển với diện tích hơn 20.000 ha, độ tập trung cao, chi phí giải tỏa đền bù thấp nên có đủ điều kiện đáp ứng các dự án đầu tư quy mô lớn.

Trước lúc thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững theo Quyết định 899 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã chủ động thu hút, mời gọi các doanh nghiệp có khả năng đầu tư liên kết với nông dân để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đến nay, địa phương này đã hình thành mới hơn 100 mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghịệp với nông dân có hiệu quả, ổn định tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm đạt 3,7%, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tăng thêm nguồn lực để xây dựng Nông thôn mới.

UBND tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xúc tiến, tiếp xúc với nhiều đối tác doanh nghiệp lớn nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác. Kết quả bước đầu, Cty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã hợp tác thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu dứa trên những vùng đồi hoang trở thành hàng hóa xuất khẩu; Cty TNHH thương mại Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Obi - Ong biển; Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn FLC, Tập đoàn ISE food, Cty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị… cũng cam kết đồng hành với nông dân Quảng Trị phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Quảng Trị đã có 5 doanh nghiệp lập dự án theo hướng ứng dụng công nghệ cao, 34 trang trại chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng kín, chuồng lạnh, 1 trang trại chăn nuôi gà được cấp giấy chứng nhận VIETGAP với quy mô nuôi 18.000 con gà/năm.

Ngoài ra, có thể kể đến một số HTX sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang có những tín hiệu tích cực với những vụ mùa bội thu: HTX Nguyên Khang - Hải Lăng Garden áp dụng công nghệ trồng rau bằng hệ thống thủy canh hồi lưu, trồng dưa lưới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel trong nhà màng với quy mô 1.000 m2; HTX Trường Sơn (Vĩnh Tú, Vĩnh Linh) sử dụng công nghệ nhà màng, tưới tiết kiệm, thủy canh để sản xuất dưa lưới, rau xà lách, dưa hấu với quy mô 4.500 m2. Cty CP chăn nuôi CP Việt Nam (Hải Ba, Hải Lăng) với tổng diện tích 120 ha, đây là Cty ứng dụng các quy trình tiên tiến về nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng như quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn dùng phương pháp cho ăn tự động.

Khát vọng về “vùng nông nghiệp công nghệ cao”

Hiện tại Quảng Trị chưa thành lập được các khu nông nghiệp, khu sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nhưng trong 2 năm 2017 - 2018, Quảng Trị đã xây dựng được nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Tự tin với bước đi của mình, địa phương này đã đề ra định hướng sẽ phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030.

Để hiện thực hóa khát vọng đó, Quảng Trị đã xác định cần có những kế hoạch, giải pháp, chính sách đồng bộ, phù hợp với từng vùng, từng giai đoạn, đảm bảo tính hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Cụ thể, cần xác định đối tượng và công nghệ sản xuất phù hợp; có giải pháp về bố trí quỹ đất để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giải pháp đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệ và Phát triển Nông thôn Quảng Trị: Để xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Quảng Trị đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan, Bộ, ngành Trung ương xem xét hỗ trợ các nội dung: Xem xét bổ sung tỉnh Quảng Trị vào quy hoạch các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước. Hỗ trợ, giới thiệu, mời gọi các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Trị. Quan tâm hỗ trợ kinh phí, ưu tiên nguồn lực để xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư khởi nghiệp từ nông nghiệp. Ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Có thể nói, Quảng Trị đang chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư còn thấp.

Chia sẻ về định hướng cho bước đi tiếp theo, ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: “Quảng Trị đang chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dù kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhưng bước đi ban đầu như thế là điều đáng mừng. Các mô hình nông nghiệp chất lượng cao đã tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức của nông dân, giúp họ hiểu trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều quan trọng. Không những thế, sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Quảng Trị an toàn, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng”.

Tỉnh cũng đã có chủ trương giao chỉ tiêu cho mỗi huyện, thị phải xây dựng được từ 1-2 mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Chiến lược lâu dài nhằm thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Để làm điều này, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao các ngành nghiên cứu, tham mưu để ban hành các chính sách như: Hỗ trợ thuê đất, tích tụ đất đai để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; tạo quỹ đất sạch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; xúc tiến thương mại và các chính sách ưu đãi khác để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

“Quảng Trị cam kết, bằng đột phá trong tư duy, hành động, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ một cách hiệu quả, tích cực nhất”, ông Đồng nhấn mạnh.                                                                                

 

 

 

 

 

Hi Hữu –Tiến Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load