Để góp phần đưa “ánh sáng” tới huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), các tổ chức ban ngành của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp nhằm ủng hộ nhân dân vùng này bằng cách góp tiền, đưa lưới điện ra đây, giúp thắp sáng niềm tin với những người dân bám biển, một trong những vị trí địa lý quan trọng trên vùng vịnh Bắc Bộ của tổ quốc ta.
Buổi họp công bố đã nhận tài trợ.
Trao đổi nhanh với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chủ tịch UBMT tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho biết: Trong 14 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Ninh thì huyện đảo Cô Tô là huyện đảo xa nhất. Ngày 9-5-1961, Nguyễn Ái Quốc ra thăm đảo, thăm bà con ngư dân bám biển mưu sinh ở đây, thấy bà con sống vất vả, gian khổ trăm bề nhưng bày tỏ những tình yêu thiết tha nhất với Bác nên ngay tại đây, Hồ Chủ tịch đã đồng ý để nhân dân dựng tượng chân dung của mình ngay tại nơi đầu sóng ngọn gió để đáp lại những tình cảm tha thiết đó. Đây cũng là nơi đầu tiên và duy nhất cả nước được bác Hồ cho phép dựng tượng của mình khi người còn sống. Khi được hỏi, nhiều người dân địa phương đều khẳng định, bức tượng của bác Hồ dựng ở đó là một niềm tin vĩnh cửu với người dân, giúp người dân kiên cường bám đảo, bám biển, giữ vững chủ quyền đất nước, làm ăn dù có vất vả, có gian khổ nhưng lòng dân vẫn vui, vẫn kiên trì vượt qua.
Theo báo cáo của Ban vận động, chúng tôi được biết: huyện đảo Cô Tô là huyện duy nhất chưa có điện lưới. Mặc dù đã thử nhiều loại “nhiên liệu” làm điện khác như từ gió, song biển, mặt trời… nhưng đều chỉ dừng lại ở mức thấp, không thành công, nếu đầu tư xây dựng nhà máy điện ở đây cũng không khả thi hoặc tiền xây dựng cực lớn. Bởi vậy, phương án kéo lưới điện ra là khả quan nhất, chi phí ít nhất.
Xây dựng đường điện ra huyện đảo Cô Tô.
Được biết: sau khi nghiên cứu các phương án, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chon phương án kéo cáp điện ra đây, với chiều dài toàn tuyến được xác định là 58,3 km, trong đó gian khổ và may rủi nhất là tuyến cáp ngầm 22kv xuyên biển với chiều dài tuyến cáp này là 25,064km. Tổng chi phí cho toàn tuyến đường dây và trạm này được tạm tính khoảng 1.100 tỷ đồng. Để đảm bảo vốn cho dự án cũng như vận động sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân, Chính phủ đồng ý với chủ trương tìm nguồn từ các công tác xã hội hóa, bằng long tốt từ các tập đoàn, địa phương, cá nhân trong và ngoài nước… Theo báo cáo ghi nhận từ ban vận động, đến nay đã có khoảng hơn 200 tỷ đồng được ủng hộ cho mạng lưới điện này. Đứng đầu “bảng phong thần” này là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam với số tiền lên đến 150 tỷ đồng, Ngân hàng ngoại thương 10 tỷ đồng…
Đà Giang
Theo baoxaydung.com.vn