Thứ sáu 26/04/2024 04:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Ninh: Một cựu chiến binh “cựu mà không già”, trang thơ đầy nét mới

19:52 | 21/12/2020

(Xây dựng) - Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc tọa đàm ra mắt tác phẩm mới, tập thơ “Buông một giọt trầm” của nhà thơ, nghệ sỹ vùng mỏ Nguyễn Thị Hoàng Hòa - một cựu chiến binh Việt Nam. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020).

quang ninh mot cuu chien binh cuu ma khong gia trang tho day net moi
Tập thơ gồm 60 bài thơ, in 500 cuốn do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phát hành.

Lễ ra mắt tập thơ của người lính “cũ mà không cũ” vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử thu hút nhiều nhà thơ, nhà văn lớn Việt Nam và người yêu văn học nghệ thuật đến dự.

Tập thơ khổ 13.5x20.5 dày trên 100 trang, gồm 60 bài thơ, in 500 cuốn do nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phát hành. Trong 60 bài thơ, nhiều bài đã được giải thưởng chuyên ngành Văn học nghệ thuật và được bạn đọc xa gần yêu thích như: “Lễ cưới linh hồn” và “Thi hài trên cây”. Tâm trạng của tác giả gửi gắm vào thơ, một người lính từng cứu thương nơi chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa mùa hè năm 1972, từng vuốt mắt bao đồng đội mà nụ hôn đầu đời của họ không đặt trên môi người bạn gái yêu thương mà đặt vào đá núi Trường Sơn.

Nhưng tập thơ của nữ cựu chiến binh này không sa đà kể lể quá khứ mà đậm đà nét đẹp mới. Qua áng thơ cho thấy, tác giả cựu mà không già về xây dựng nhân cách con người mới với những vấn đề được và chưa được trong quy hoạch xây dựng đô thị và công cuộc xây dựng phòng tuyến biên hải nơi đảo xa.

Cụ thể, như bài “Cây tre trên đảo Trường Sa”, tác giả miêu tả anh bộ đội đưa giống cây tre gai vượt trùng khơi ra đảo Trường Sa trồng, gây dựng màu xanh dạng chiến lũy tre làng, nhân cách hóa cột mốc văn hóa Việt Nam nơi biên cương, thơ có đoạn “...Quần đảo Trường Sa tre đã sinh sôi, trước bão tố tre giăng thành chiến lũy, đứa con đầu của vợ chồng chiến sỹ, ngủ ngon lành trong chiếc nôi tre...”; và bài “Người lính gác đảo chìm” ca ngợi người lính bảo vệ hải phận khi đất nước còn khó khăn, lấy sóng biển thay đất dựng chòi canh vọng gác, điểm tựa tiền tiêu. Thơ có đoạn “... Nhà của lính đảo chìm xây bằng nước, bát cơm chan giông gió ướt nhòe, nắng bốc lửa lưng trần cháy sém, mái lều bạt chẳng đủ che...”.

quang ninh mot cuu chien binh cuu ma khong gia trang tho day net moi
Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam đến dự và tặng hoa chúc mừng tác giả công bố tác phẩm mới.

Nguyễn Thị Hoàng Hòa - Nhà thơ, nghệ sỹ, một cựu chiến binh người lính già nhưng nét bút, vần thơ không già, nhiều tác phẩm mang hiện thực hơi thở cuộc sống cao, sắc sảo chất thông tấn hòa quyện trong nghệ thuật văn chương, như bài “Sóng thôi đừng khóc” phản ánh thực tế đây đó nạn tăng trưởng nhanh bằng mẹo bán đất, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, địa phương thiếu đất cảnh quan môi trường lại thừa quỹ đất ở. Bờ biển mỗi vị lãnh đạo lên ngôi, là một lần cạp biển ra bán đất, vô tình đã kéo hải đảo về đất liền. Ý thơ phê phán di dỏm mà thâm thúy, có đoạn: “... Đất lấn chiếm, đất dựng xây, lấp vội; bờ chỉ cách đảo một tầm tay...”.

Tác phẩm mới, tập thơ “Buông một giọt trầm” của nhà thơ, nghệ sỹ vùng mỏ Nguyễn Thị Hoàng Hòa - một cựu chiến binh người lính cội mà không già, vần thơ đầy ắp nét mới.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load