Thứ hai 16/09/2024 14:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Ninh: Hồ Yên Trung ngát danh thơm doanh nhân Bạch Thái Bưởi

21:27 | 09/10/2019

(Xây dựng) – Hồ Yên Trung thuộc TP Uông Bí giờ đây có nhiều nét mới, mặt nước thoáng rộng hơn, khung cảnh tươi đẹp, trù phú và thu hút khách thập phương. Người sinh sống lâu đời ở đây cho rằng ấy là lộc của đất còn ấm danh thơm doanh nhân Bạch Thái Bưởi, một trong số bốn doanh nhân thành đạt, giàu có nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX.


Các dịch vụ du lịch nhỏ lẻ tự phát mọc lên, kiến trúc tuy còn mộc mạc nhưng hài hòa với cảnh quan môi trường.

Trước đây, Yên Trung là một thôn của xã Phương Đông, có một thung lũng sâu và rộng dưới chân dãy núi cao thuộc cánh cung Đông Triều. Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, địa phương đắp đập ngăn nước phục vụ nông nghiệp, nước dâng lên thành hồ, gọi là hồ Yên Trung. Hồ Yên Trung diện tích mặt nước rộng trên 50ha. Dưới đáy hồ, khi nước trong, mắt thường còn nhìn thấy đường ray, tà vẹt, miệng lò than, dấu tích khai trường mỏ của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, người được tôn vinh là thần tổ doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc (Yên Phúc), phường Phúc La, thị xã Hà Đông (nay là Hà Nội). Tên thật của cụ là Đỗ Thái Bửu, cha là Đỗ Văn Cóp. Người cha mất sớm, hoàn cảnh khó khăn, cụ được một nhà giàu họ Bạch nhận làm con nuôi, từ đó cụ thay tên đổi họ. Sinh thời, cụ được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của cụ Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn. Cụ Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là chúa sông Bắc kỳ. Cty của cụ Bạch Thái Bưởi hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippines. Đỉnh cao phát triển của Cty vào khoảng cuối 1920 đầu 1930. Khi ấy, Việt Nam có 31 triệu dân, thì Cty của cụ có 2.500 người, với trên 40 con tàu chạy trên tất cả các tuyến đường sông phía Bắc và các nước lân cận.

Thung lũng Yên Trung được xác định là nơi khởi nghiệp làm than và là nơi rạng danh doanh nhân Bạch Thái Bưởi, người Việt “Kỳ phùng quốc địch” với mỏ than của Pháp, quốc mẫu có lợi thế cạnh tranh hơn ta. Năm 1928, ranh giới mỏ của cụ Bạch Thái Bưởi gồm cả TP Uông Bí, thị xã Quảng Yên và huyện Hoành Bồ.

Cụ Bạch Thái Bưởi được truy tặng cúp Thánh Gióng chứng nhận doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Doanh nhân Việt Nam tôn kính cụ là một tấm gương giàu nghị lực, sáng về tôn chỉ thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm. Nhiều tổ chức, nhiều địa phương tôn vinh. Tại TP Uông Bí, một bến cảng nội địa bên sông Đá Bạc mang tên cảng Bạch Thái Bưởi. Tập đoàn công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam có một doanh nghiệp mang tên Bạch Thái Bưởi. Khu đô thị Văn Quán quận Hà Đông, TP Hà Nội và TP Nha Trang cũng có đường mang tên Bạch Thái Bưởi.


Hồ Yên Trung có nét giống phong cảnh Đà Lạt.

Hiện, khu vực hồ Yên Trung, nơi phát tích danh thơm doanh nhân Bạch Thái Bưởi là một thắng cảnh, hệ sinh thái rừng phong phú, như một bảo tàng sinh vật lớn ngoài trời, tiềm năng du lịch lớn. Từ năm 2004, đã có nhiều nhà đầu tư được cấp phép nghiên cứu dự án làm dịch vụ du lịch tại đây với diện tích trên 425ha. Khi ấy rừng núi còn hoang vu, chưa nhìn thấy lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư đặt chân đến rồi lại làm lơ. UBND tỉnh từng phải lần lượt ra quyết định chấm dứt nghiên cứu đầu tư, gồm: Cty CP Hoàng Gia, Cty CP Đầu tư ATS, Cty CP Nông trại nghỉ dưỡng và du lịch Phương Đông.

Hồ Yên Trung tuy không được các doanh nghiệp từng đến mặn mà (về tâm linh, dân đồn cụ Bạch chưa chứng, vì người đến chưa thật cái tâm đầu tư), nhưng nơi đây có bàn tay con người tạo dựng kết hợp với thiên nhiên ưu đãi, rừng núi chập trùng, thủy diện rộng trong xanh, gió ngàn đưa hương trầm ngan ngát, khí hậu mát mẻ… Tiên cảnh “hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều người có thú vui phượt rừng, du lịch điền dã tự tìm đến. Các dịch vụ du lịch nhỏ lẻ tự phát mọc lên, khởi đầu là quán trà xanh ven đường, dần dà là quán ăn khô giữa rừng. Hàng quán theo chân người, một dạng du lịch cộng đồng phát lộ.

Hiện khu vực hồ Yên Trung có 10 hộ kinh doanh cá thể và 1 doanh nghiệp làm dịch vụ ăn uống, giải khát. Các hộ đa phần trong diện “giao đất giao rừng” từ những năm 2000 trở về trước. Hàng quán xây dựng còn đơn sơ, mộc mạc, kiểu tranh tre dựng tạm.

Tuy là điểm du lịch nhỏ lẻ, nhưng địa phương cũng quan tâm quản lý. UBND thành phố giao cho UBND phường Phương Đông đôn đốc về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy rừng, phòng chống tai nạn đuối nước. Đồng thời, thành phố giao cho Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử trồng hoa, cây xanh cảnh quan ven bờ phía Nam hồ Yên Trung. Một cụm tiểu cảnh bắt mắt mới được xây dựng: Vườn Địa Đàng, cầu Tình Yêu, lầu Nghinh Phong, Vọng Cảnh và đại tự địa danh hồ Yên Trung. Địa phương còn giữ mực nước cải tạo cảnh quan mặt hồ, bằng cách xây dựng trạm bơm, mương máng dẫn nước từ hồ Baza cách đó 4km về tưới cho 40ha đồng ruộng, thay thế 50% lượng nước hồ Yên Trung dùng cho nông nghiệp, thêm vào đó là một vườn hoa lớn do một doanh nghiệp nhỏ đầu tư cận hồ, góp phần níu chân du khách.

Hồ Yên Trung từ một đập nước sơ khai, trước đây chỉ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, được bàn tay sáng tạo của những người lao động ở địa phương đã “tô điểm” thành một điểm du lịch sinh thái, cảnh quan hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Từ đầu năm đến nay, hồ Yên Trung đã đón 105.338 lượt khách tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết an sinh xã hội ở địa phương.

Hiện hồ Yên Trung đã được Cty CP Tập đoàn FLC ngỏ ý đầu tư. FLC đã được UBND tỉnh chấp thuận nghiên cứu đầu tư (Văn bản số 2957/UBND-QH1) xây dựng Tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đô thị cao cấp tại đây. Dân địa phương tục truyền “địa linh nhân kiệt” người đặt chân đến đất này phải xứng đáng với hậu duệ thần tổ doanh nhân Việt Nam.

Một số hình ảnh tại hồ Yên Trung:


Cầu tình yêu trên hoa nở, dưới cá bơi, nơi hò hẹn của nam thanh nữ tú.


Hàng quán theo chân du khách mọc lên, tranh tre nứa lá dựng tạm.


Mô hình du lịch nhân dân đang được Nhà nước khuyến khích.


Một vườn hoa lớn do một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương dựng lên tô thêm nét đẹp cho hồ Yên Trung.


Sắc hoa tô đẹp cho hồ Yên Trung.


Sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn do người địa phương tạo ra.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

    08:25 | 15/09/2024
  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

    08:16 | 15/09/2024
  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

    08:11 | 15/09/2024
  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

    08:07 | 15/09/2024
  • Tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân bị ảnh hưởng của bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 13/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 95/CĐ-TTg về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

    15:25 | 14/09/2024
  • Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu

    (Xây dựng) - Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).

    14:34 | 14/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load