(Xây dựng) - Theo Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua 10 năm thực hiện chiến lược của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Cơ sở hạ tầng phát triển không cân bằng dẫn đến sự chênh lệch phát triển rõ rệt giữa hai vùng phía Tây và phía Đông. |
Tại cuộc họp giao nhiệm vụ đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020, triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bàn định hướng phát triển cho giai đoạn 2021-2030 và tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Mô hình phát triển kinh tế của tỉnh đã bộc lộ một số khiếm khuyết, động lực tăng trưởng còn hạn chế. Thu ngân sách không ổn định, nguồn thu bấp bênh phụ thuộc vào một số lĩnh vực quan trọng như ôtô, thủy điện, bia... diễn biến khó lường qua từngnăm. Chênh lệch phát triển rõ rệt giữa hai vùng phía Tây và phía Đông. Sự gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch là hai lĩnh vực thế mạnh của tỉnh đang có một số tác động tiêu cực đến môi trường. Quá trình đô thị hóa làm gia tăng áp lực về xử lý chất thải rắn đô thị. Các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính còn thấp so với yêu cầu đặt ra.
Để đạt được sự phát triển bền vững, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu các Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh phải quán triệt quan điểm: Phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh; phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế trên từng ngành, lĩnh vực với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Đồng thời yêu cầu nghiên cứu và tham vấn về xây dựng Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam trên cơ sở bộ tiêu chí của Quốc gia cho phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh. Các ngành, địa phương đánh giá kết quả 10 năm phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2021-2020, tầm nhìn đến năm 2030 dựa trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường. Trong đó phải đánh giá cụ thể, chi tiết những thuận lợi, khó khăn, thách thức, thực trạng, kết quả theo Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững của tỉnh và có đối chiếu, so sánh với các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Nội dung, giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn, khả năng, định hướng phát triển của tỉnh.
Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các ngành liên quan báo cáo đánh giá, phân tích chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2019, trong đó đánh giá chi tiết theo từng chỉ số thành phần, phân tích cụ thể những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp bứt phá hơn nữa để lọt vào Top 5 các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế “Rất tốt” trong giai đoạn 2021 –2025 nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, năng động và thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Khẩn trương tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017 và các quy định hiện hành. Trong đó lưu ý phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để quán triệt mục tiêu “phát triển nhanh và bền vững” cho cả thời kỳ quy hoạch và tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo khung Quy hoạch của tỉnh theo đúng tiến độ.
Phải xây dựng Đề án phát triển nhanh và bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030, xây dựng Chương trình hành động cụ thể triển khai thực hiện đối với từng ngành, địa phương và ban hành Kế hoạch hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính trong giai đoạn 2021-2025. Phải tổ chức thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định của Chính phủ. Nâng cao số lượng thủ tục hành chính liên thông. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính.
Nguyễn Nam
Theo