Thứ bảy 05/10/2024 16:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Quảng Bình: Vì sao khó phát triển nhà ở xã hội?

10:15 | 05/06/2017

(Xây dựng) – Theo dự báo, nhu cầu nhà ở xã hội, nhà giá rẻ tại Quảng Bình là rất lớn. Chính quyền sở tại cũng có chủ trương phát triển phân khúc loại hình nhà ở này rất quyết liệt. Tuy nhiên, việc triển khai đang bị ách tắc. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần có những chính sách tháo gỡ phù hợp.

Nhu cầu lớn nhưng khó phát triển

Nhu cầu nhà ở khu vực đô thị phát sinh từ việc gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, tốc độ đô thị hóa, sự thay đổi cơ cấu hộ gia đình; hay nhu cầu nâng cao chất lượng, tăng diện tích sử dụng hoặc cải tạo lại nhà ở. Dự báo đến 2020, các đô thị ở Quảng Bình cần xây mới thêm 2,278 triệu m2 nhà so với hiện nay.

Thông tin từ ngành Xây dựng Quảng Bình được biết: Dự báo tình hình phát triển nhà ở xã hội của tỉnh nhà: Đến năm 2020 sẽ có 40.000 người làm việc tại các Khu công nghiệp tập trung. Số công nhân có nhu cầu giải quyết chỗ ở là 30.000 người; tương đương phải xây dựng 390.000m2 nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN).

Giáo dục phát triển, số lượng học sinh, sinh viên lưu trú cao: Dự kiến đến năm 2020 số học sinh, sinh viên là 30.000 người, khoảng 21.000 người cần ở ký túc xá. Số phòng ở phải xây dựng là 1.850 phòng, tương đương 132.300m2 sàn.


Dự báo đến năm 2020, tại Quảng Bình sẽ có khoảng 21.000 người cần ở ký túc xá.

Nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp tại đô thị tăng cao: Số người thu nhập thấp ở đô thị có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2011-2020 chiếm khoảng 5% dân số đô thị; diện tích nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị cần có đến 2015 là 110.700m2 (tương đương 2.185 căn hộ) và đến 2020 là 148.140m2 (tương đương 2.570 căn hộ).

Theo đó, nhà ở thu nhập thấp trong giai đoạn 2011-2020 tập trung phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Đồng Hới. Với các dự án đầu tư xây dựng gồm Dự án nhà ở thu nhập thấp tại khu vực phía Bắc đường Trần Quang Khải: quy mô 80.000m2 sàn xây dựng; khái toán kinh phí 550 tỷ đồng.

Dự án nhà ở thu nhập thấp tại Khu dân cư đường Phan Đình Phùng: quy mô 100.000m2 sàn xây dựng; khái toán kinh phí 687 tỷ đồng. Tuy nhiên chưa có dự án nào được thực hiện và đi vào hoạt động.

Lý giải ách tắc

Tại Quảng Bình, nhà ở chủ yếu là do người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỉ lệ tuyệt đối (99,9%). Nhà ở tập thể, nhà chung cư, nhà thương mại hầu như không đáng kể. Chưa có sự tham gia các tổ chức, các thành phần kinh tế trong phát triển các dự án nhà ở. Nhà nước chỉ giữ vai trò tổ chức quy hoạch, đấu giá và cấp quyền sử dụng đất; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, cho vay vốn.

Những năm gần đây, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách để phát triển nhà ở trên toàn quốc như cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ) tỉnh Quảng Bình cũng đã tích cực triển khai thực hiện. Đến nay một số dự án đã đi vào hoạt động, tuy nhiên vẫn đang quá ít so với nhu cầu thực tế.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 4 KCN, đã giải quyết được việc làm cho hơn 2.200 công nhân lao động (CNLĐ), tuy nhiên các KCN đều chưa có nhà ở cho CNLĐ thuê ở. Số CNLĐ có nhu cầu cần về nhà ở chiếm khoảng 75% số CNLĐ tại các KCN, trong khi các khu nhà ở tập trung được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước và doanh nghiệp chỉ đáp ứng được khoảng 5-7% nhu cầu.

Ông Võ Văn Tuần, Trưởng phòng Nhà ở và Thị trường Bất động sản (Sở Xây dựng Quảng Bình) cho rằng: Các dự án nhà ở thu nhập thấp tại Quảng Bình khó triển khai, nguyên do loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỉ lệ tuyệt đối (99,9%), người dân mang nặng thói quen thuê nhà, chưa hình thành thói quen ở khu chung cư, khu tập thể hay nhà ở thu nhập thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không mặn mà khi đầu tư vào thị trường nhà ở xã hội tại địa phương vì khả năng hoàn vốn chậm. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho CNLĐ tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị tăng mạnh, nên việc các dự án nhà ở xã hội được khởi động xây dựng là cần thiết.

Cùng quan điểm này, ông Phạm Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình cho biết: Việc triển khai xây dựng các dự án nhà ở thu nhập thấp tại địa phương theo mục tiêu đề ra, mặc dù chúng tôi đã có nhiều động thái đôn thúc, mời gọi đầu tư tuy nhiên chưa triển khai được dự án nào. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Luật Nhà ở ra đời và quy định đầy đủ nội dung việc quản lý nhà ở từ khi tạo lập, phát triển, sử dụng và giao dịch đối với tất các loại hình nhà ở nhưng ở Quảng Bình triển khai chưa đầy đủ. Lý do chủ yếu là nhà ở đa số của người dân tự xây dựng, ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân về các quy định về quản lý nhà ở chưa cao, cơ quan quản lý nhà nước chưa tăng cường công tác quản lý nhà ở.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Minh bạch lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất

    Nghị định số 115/2024/ NĐ-CP ngày 16-9-2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, được kỳ vọng sẽ giúp đơn giản, minh bạch quá trình lựa chọn nhà đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load