Thứ hai 13/01/2025 10:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Bình: Tháng Ba lên Minh Hóa chung vui hội Rằm

11:18 | 19/04/2019

(Xây dựng) - Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2019 chính thức diễn ra từ ngày 14 - 19/4 với chủ đề “Ân tình Minh Hóa quê tôi”, người dân và du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp với những trò chơi dân gian đặc sắc, thưởng thức những món ngon truyền thống đậm đà hương vị của vùng cao Minh Hóa.

Chương trình nghệ thuật chào mừng hội Rằm tháng Ba

Tháng Ba về với phố núi, thị trấn Quy Đạt như một nàng thiếu nữ đỏng đảnh làm dáng sau giấc ngủ say. Chợ tình Minh Hóa được người dân địa phương xem là ngày hội lớn, bởi chợ tình được họp duy nhất một lần trong năm mà thôi. Cho nên, con dân Minh Hóa dù có đi xa chăng nữa cũng luôn thu xếp trở về quê hương để chung vui với hội Rằm, tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc như đánh đu, kéo co, bóng chuyền; tham gia những gian hàng trưng bày trong hội chợ. Đặc biệt, hội Rằm tháng Ba là ngày hội dành cho những đôi trai gái đến tìm duyên và gặp gỡ nhau, trao cho nhau những câu hò điệu hát bên chum rượu nồng, gửi nhau lời hẹn ước yêu thương, để rồi mai này có thể cùng nhau vun xây hạnh phúc.

Đã trở thành thông lệ hàng năm, người dân Minh Hóa dặn lòng với nhau rằng “Thà rằng ốm đau mà nằm/Chớ ai lại bỏ chợ Rằm tháng Ba”, câu ca ấy đã in sâu vào máu thịt của bao thế hệ con dân Minh Hóa nơi này.

Nếu như những kỳ hội Rằm trước, các hoạt động về ẩm thực chỉ dừng ở việc tổ chức thi các món ăn thì năm nay, huyện Minh Hóa sẽ dựng các gian hàng và mời các cá nhân, tổ chức, các nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống… tham gia trưng bày, bán các sản vật địa phương và các món ăn đặc sản, riêng có của quê hương Minh Hóa phục vụ cho người dân và du khách trong suốt thời gian diễn ra hội Rằm thay vì chỉ trong vòng một ngày như những năm trước.

Các gian hàng giới thiệu sản vật của Minh Hóa

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa từng chia sẻ: Minh Hóa là nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với núi rừng hùng vĩ, thung lũng, sông suối, hang động tự nhiên như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hóa Hợp, Thác Bụt – Giếng Tiên ở Yên Hóa, hang Rục Mòn, hồ Yên Phú và các hang động ở Thượng Hóa, Hóa Tiến, Hóa Thanh, Hóa Sơn… đó là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm.

Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, lễ hội Rằm tháng Ba cùng với các làn điệu dân ca như: Điệu hò thuốc, điệu đúm ví và điệu ru con đã trở thành nét văn hoá truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống được người dân Minh Hoá gìn giữ từ bao đời nay. Đã là người dân Minh Hoá dù đi đâu, ở đâu cũng không thể nào quên ngày rằm tháng Ba.

Với chủ đề “Ân tình Minh Hóa quê tôi” năm 2019, đó là một lời chào và cũng là ân tình tha thiết của mỗi người dân Minh Hóa luôn hiếu khách. Đến với phiên chợ rằm, người dân và du khách được mua bán các mặt hàng nông sản, hàng hóa của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Minh Hóa và nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Minh Hóa.

Nguồn gốc của lễ hội và chợ Rằm tháng Ba Minh Hóa được truyền kể lại rằng: Xưa có 2 anh em nhà nọ lên lèn ông Ngoi ở phía Bắc thị trấn Quy Đạt để tìm mật ong. Lên đến đỉnh, họ gặp một giếng nước trong vắt, cạnh giếng có một cây quýt trĩu quả. Dưới bóng cây râm mát có 12 tượng đá giống hình ông Bụt. Bên cạnh có bàn đá bằng phẳng như bàn cờ tướng và trên đó có những quân cờ cũng bằng đá. Hai anh em nghỉ ngơi, ăn quýt và ngắm nhìn những tượng đá.

Thấy lạ, người anh dùng dây rừng buộc lấy một tượng đá và mang xuống núi, đến thác Cúi họ đặt tượng đá xuống tắm rửa. Nhưng lạ thay khi tắm xong, người anh đến nhấc tượng đá lên để mang về thì không sao nhấc nổi… Từ đó đến nay, thác Cúi, nơi hai anh em nhà nọ đặt bức tượng đá được gọi là thác Bụt. Và hàng năm, cứ đến rằm tháng ba, người dân lại đến đây cúng Bụt cầu tự, cầu tài, cầu lộc và tham gia lễ hội chợ rằm.

Thực hiện nghi thức dâng hương tại thác Bụt.

Theo quan niệm của người dân, vào ngày này ai cũng tranh thủ đến chợ rằm, nếu không xem như cả năm đó kém may mắn, nên từ tờ mờ sáng người dân Minh Hóa đã lũ lượt kéo nhau về phiên chợ để mua cho mình những món đồ yêu thích và đặc biệt là cầu mong cho một năm làm ăn may mắn.

Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Minh Hóa được biết: Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa có các chuỗi hoạt động vô cùng hấp dẫn. Mục đích của lễ hội này là nhằm đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh quê hương, con người, cảnh quan thiên nhiên và những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của vùng đất Minh Hóa đến đông đảo bạn bè trong cả nước; tạo ấn tượng, điểm nhấn để thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương, làm tiền đề để kích cầu cho phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Và như vậy, nếu bạn du lịch Quảng Bình vào dịp tháng ba âm lịch thì hãy đến với Minh Hóa để hoà mình vào không khí tưng bừng của lễ hội đêm trăng rằm tháng ba huyền ảo, tham gia phiên chợ tình đã kết duyên nhiều đôi nam thanh nữ tú của miền sơn cước. Khám phá nét văn hóa đặc sắc nơi đây, tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Nguồn là “đặc sản” văn hóa mà chỉ có ở Minh Hóa mới có.

Nhất Linh - Phi Long

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load