Thứ sáu 19/04/2024 11:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Bình: Gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội

15:40 | 21/02/2020

(Xây dựng) - Gần đây, Quảng Bình tích cực triển khai thực hiện nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng là người lao động có thu nhập thấp tại khu vực đô thị như công chức, viên chức, công nhân lao động tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Tuy vậy, đến nay, hầu hết các dự án này đều còn trên giấy tờ.

quang binh go nut that phat trien nha o xa hoi
Theo dự báo, năm 2020 Quảng Bình sẽ có trên 20.000 người cần ở ký túc xá.

Hiện, phần lớn những người lao động từ các địa phương khác đến làm việc tại các đô thị, các khu công nghiệp trong tỉnh đều thuê nhà trọ. Với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng, lại đi làm xa nhà thì việc thuê nhà ở thực sự gây áp lực cho lao động khi chi phí sinh hoạt ngày càng cao.

Chị Phan Thị Thủy (huyện Quảng Trạch) cho biết: Hiện chị đang làm việc tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, do điều kiện nhà ở xa, mức lương hàng tháng lại thấp nên chị và 2 người bạn thuê chung một căn nhà trọ với mức giá 700.000 đồng/tháng bao gồm cả tiền điện nước. Diện tích căn trọ chừng 16m2, ngoài công trình phụ khép kín, căn phòng chỉ đủ kê một chiếc giường, một chiếc bàn và một ít vật dụng tối thiểu phục vụ sinh hoạt. Khu nhà trọ có chừng hơn chục phòng, mùa mưa thì ẩm ướt, mùa hè thì nóng bức.

Thực tế, với những người chưa lập gia đình thì các khu nhà trọ dù chật chội nhưng cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu. Ngược lại, với những lao động đã có gia đình và có con nhỏ thì những khu nhà trọ không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Bởi không gian sử dụng chỉ tầm 15 - 25m2, hơn nữa các khu nhà trọ giá rẻ được khai thác nhiều năm, ít nhiều đều xuống cấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn; còn những khu trọ rộng rãi, thoáng mát hơn thì chi phí thuê hàng tháng lại rất cao.

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, thói quen về nhà ở của người dân trong tỉnh cũng đã có nhiều thay đổi. Ngoài mong muốn xây dựng nhà ở riêng lẻ thì nhu cầu nhà ở tập thể, nhà chung cư và nhà thương mại cũng tăng cao, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Đất đai ngày càng khan hiếm, giá đất thì ngày càng tăng, các khu nhà ở thương mại, đất nền đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn hầu hết đều có giá thành cao.

Nếu xây dựng nhà ở riêng lẻ thì đòi hỏi người lao động đầu tư kinh phí cao từ 500 - 700 triệu đồng tiền mua đất cộng với 400 - 600 tiền xây cất nhà thì khoản chi phí bỏ ra không hề nhỏ, không phù hợp với người thu nhập thấp. Từ đó, nếu có nhà ở xã hội trong thành phố (theo hình thức cho thuê, bán trả góp) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động.

Nắm bắt vấn đề, cũng như dự báo được nhu cầu về nhà ở xã hội ngày càng tăng. Năm 2016 - 2017, tỉnh đã đưa ra chủ trương thực hiện 2 dự án nhà ở thu nhập thấp với quy mô 180.000m2 sàn tại khu vực thành phố Đồng Hới. Cụ thể, một dự án tại vị trí khu vực phía bắc đường Trần Quang Khải với quy mô 80.000m2 sàn xây dựng, với kinh phí 550 tỷ đồng; một dự án tại khu dân cư đường Phan Đình Phùng (gần ngã 3 Phú Quý) có quy mô 100.000m2 sàn xây dựng, với kinh phí 687 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm này, những dự án này vẫn nằm trên giấy và người lao động có thu nhập thấp vẫn tiếp tục đợi chờ. Ngoài chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở sẵn cho người thu nhập thấp, tỉnh Quảng Bình cũng đã thực hiện chương trình cho vay xây nhà ở xã hội. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế thì số vốn được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay còn quá ít.

Vướng mắc chung, các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đều được triển khai thực hiện trên tinh thần xã hội hóa. Nhà nước chỉ giữ vai trò tổ chức quy hoạch, đấu giá và cấp quyền sử dụng đất; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư và cho vay vốn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong đô thị đòi hỏi nguồn vốn lớn, nếu chỉ cho thuê, thuê - mua thì thời gian thu hồi vốn rất dài, khả năng sinh lợi thấp. Ngược lại, điều kiện để tham gia phát triển nhà thương mại lại khá đơn giản, lợi nhuận thu về cao hơn, nhanh hơn và dễ huy động vốn nên các doanh nghiệp thường tập trung nhiều vào khu vực này. Dẫn tới người có nhu cầu lại không có đất ở, người có vốn lại đầu cơ đất.

Đại diện phòng Quản lý nhà và bất động sản (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình) thẳng thắn chia sẻ: “Theo khảo sát của đơn vị, thì nhu cầu nhà ở xã hội tại địa bàn tỉnh hiện khá lớn và người dân đang bắt đầu có thói quen dùng nhà xây sẵn, căn hộ chung cư. Hiện, để phát triển dạng nhà ở xã hội này, chúng tôi đang kêu gọi nhà đầu tư có tâm huyết và khả năng, để những kế hoạch phát triển nhà ở thu nhập thấp mà tỉnh Quảng Bình đề ra được thực thi trên thực địa. Theo đó, giá nhà sẽ ở mức đa phần người dân có thể tiếp cận, được Nhà nước hỗ trợ mua nhà ở trả chậm, trả góp”.

quang binh go nut that phat trien nha o xa hoi
Thiếu đi các dự án nhà ở xã hội sẽ gia tăng áp lực của quá trình đô thị hóa.

Cùng đó, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho thấy: Tỉnh này đang chú trọng hoàn thiện về chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, cũng như cơ chế phù hợp để tạo quỹ đất sạch; tháo nút thắt về thuế, thời hạn về vay vốn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp. Trên cơ sở đó đưa ra mức giá thuê, mua phù hợp với thu nhập của người dân. Ngoài ra, cũng nghiên cứu đồng bộ hóa các giải pháp tạo việc làm, ổn định thu nhập, hoàn thiện các điều kiện hạ tầng tương ứng… để đảm bảo hiệu quả của dự án nhà ở thu nhập thấp.

Như vậy, việc phát triển đô thị mà thiếu đi các dự án nhà ở xã hội sẽ gia tăng áp lực của quá trình đô thị hóa. Sẽ là quá muộn nếu chúng ta không có những quyết sách đúng đắn về lĩnh vực này.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai: Chuẩn bị điều kiện để thực thi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)

    (Xây dựng) – Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới đáng chú ý, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, giúp thị trường thêm minh bạch, bền vững. Để Luật mới được triển khai thực hiện ngay sau khi có hiệu lực, Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai đã và đang chuẩn bị điều kiện tốt nhất để thực thi Luật vào đầu năm 2025.

  • Những trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị điều chỉnh sổ đỏ

    (Xây dựng) - Ông Phan Quốc Quế (Đắk Nông) đã được UBND thị xã cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 4/5/2010 (vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi đơn vị hành chính cũ là huyện), đứng tên là hộ ông Phan Quốc Quế, tổng diện tích 307m2, trong đó, đất ở đô thị 60m2, đất trồng cây lâu năm khác 247m2.

  • Các trường hợp phải phải sang tên sổ đỏ

    (Xây dựng) – Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định rõ về các trường hợp phải thực hiện sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là sổ đỏ).

  • Hà Nội sẽ kiểm tra dịch vụ cho thuê trọ dạng “hộp ngủ”

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1446/UBND-NC ngày 17/4/2024 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn thành phố.

  • An Giang: Khu đô thị mới Tây sông Hậu đủ điều kiện bán 104 căn nhà liên kế

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang đã ban hành Văn bản số 851/SXD-QLN&HTKT về việc thông báo sản phẩm dự án Khu đô thị mới Tây sông Hậu giai đoạn 2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện bán theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản (Khu liên kế (Ph3.2) tại các lô: C86, C87, C88, C90, C91, C92, C95, C96, C97, C98, C99 ), gửi: Chi nhánh Công ty Cổ phần Tổ chức nhà ở Quốc gia tại An Giang. Theo Văn bản này, 104 căn nhà liên kế thuộc các khu Ph3.2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hoà) đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai.

  • Hà Nội: Hai dự án “ôm đất vàng” bỏ hoang ở Khu đô thị mới Cầu Giấy

    (Xây dựng) – Sau gần 20 năm được giao đất, hai lô đất có tổng diện tích hơn 11.000m2 của Tập đoàn Hà Đô và Tập đoàn GFS (nằm đối diện Công viên Cầu Giấy) vẫn đang là một bãi đất trống được quây tôn kín mít.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load