Thứ năm 25/04/2024 21:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

17:02 | 23/11/2022

(Xây dựng) - Những tháng cuối năm gấp rút, các cấp, ngành ở Quảng Bình đang tập trung gỡ khó về hồ sơ thủ tục, giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch.

Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, thành phố Đồng Hới đang trong giai đoạn thảm nhựa mặt đường.

Là một trong những đơn vị được giao nguồn vốn lớn, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Đồng Hới đang tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Đồng Hới cho biết: Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công được giao là hơn 900 tỷ đồng và đến nay đã giải ngân được 62%. Hiện nay, thời tiết đã cơ bản thuận lợi, chúng tôi đang chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công 5 công trình lớn và 3 công trình sửa chữa nhỏ. Thời gian rất gấp rút, nếu nhà thầu nào không đủ năng lực, chủ đầu tư sẽ kiên quyết cắt hợp đồng và chọn nhà thầu khác đủ tiềm lực để thay thế. Dự kiến đến 31/12/2022, đơn vị sẽ giải ngân nguồn vốn ở tỷ lệ hơn 90%.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định giai đoạn 1 đoạn từ cầu Nhật Lệ 2 đến Nghĩa trang xã Bảo Ninh là công trình động lực do UBND xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng. Triển khai từ tháng 3/2019, đến nay, đơn vị thi công đã hoàn thành 85% khối lượng.

Theo đại diện đơn vị thi công Công ty TNHH Xây dựng Thái An ông Đặng Hồng Thanh: Quá trình thi công tuyến đường Nguyễn Thị Định gặp khó khăn do nguồn vốn, việc di dời hạ tầng kỹ thuật để có mặt bằng sạch và ảnh hưởng của thời tiết. Để đẩy nhanh tiến độ, đơn vị vừa huy động thêm 2 tổ đội thi công và máy móc, thiết bị. Theo tiến độ, công trình sẽ hoàn thành trong cuối năm 2022, đảm bảo khai thác vận hành, kết nối với các trục giao thông.

Tại huyện Lệ Thủy, Dự án Công viên thị trấn Kiến Giang quy mô 3ha, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, sau thời gian dài ngưng trệ do điều chỉnh bản vẽ thiết kế thi công và bổ sung hệ thống thoát nước dọc tuyến đường Trần Cao Vân thoát ra sông Kiến Giang, để hạn chế úng ngập khu dân cư, đang được triển khai trở lại.

Đại diện nhà thầu, ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiến Đạt cho hay: Sau quá trình dừng thi công để đợi đơn vị tư vấn điều chỉnh lại thiết kế, trình Sở Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Tới đây, trong các tháng 11, 12 năm 2022, đơn vị thi công sẽ khởi động lại dự án, và sẽ huy động tổng lực phương tiện, máy móc và nhân lực để thi công dự án, hạng mục nào kiên quyết hoàn thành hạng mục đó, sớm hoàn thiện khu công viên, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công
Khu công viên thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy đã được nhà thầu tái khởi động công tác thi công.

Theo ông Ngô Văn Ninh - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Lệ Thủy, để tăng tỷ lệ giải ngân những tháng cuối năm, đơn vị đã chủ động phối hợp nhằm tháo gỡ khó khăn trong thủ tục, hồ sơ, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà thầu ký cam kết đảm bảo tiến độ thi công đã đề ra trên cơ sở “có mặt bằng sạch đến đâu, thi công ngay đến đó”. Dự kiến, đến 31/12/2022, tỷ lệ giải ngân của đơn vị đạt 90% kế hoạch vốn giao (do một số dự án không có khả năng giải ngân hết).

Trong khi đó, công tác giải ngân vốn đầu tư công cũng được các địa phương đốc thúc triển khai. Ông Trương Ngọc Quý - Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Quảng Ninh cho biết: Những tháng trước thời tiết mưa lụt, ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thi công. Hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ, chúng tôi đã tăng cường công tác quản lý, đôn đốc nhà thầu bổ sung nhân lực, máy móc thiết bị. Đồng thời, hỗ trợ nhà thầu giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi công công trình.

Theo Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, đến ngày 31/10/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn đạt hơn 3.617 tỷ đồng, đạt 49,4% kế hoạch vốn đã phân bổ (kế hoạch vốn phân bổ là hơn 7.322 tỷ đồng). Trong đó, tỷ lệ giải ngân đối với nguồn vốn do địa phương quản lý là 1.916 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 62,3%; nguồn vốn Trung ương quản lý là 1.270 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 44,1%.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường quyết toán dự án đầu tư trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng yêu cầu giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường quyết toán dự án đầu tư trên địa bàn.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load