Thứ sáu 26/04/2024 04:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Bình: Công bố các nền tảng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh

16:56 | 16/10/2020

(Xây dựng) - Ngày 16/10, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị tổng kết Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 và công bố các nền tảng căn bản của kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.

quang binh cong bo cac nen tang kien truc chinh quyen dien tu tinh
Lễ công bố các nền tảng căn bản trong kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.

Ngày 08/05/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1420/QĐ-UBND về phê duyệt kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình. Quyết định nêu rõ mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh tuân theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 tại Quyết định 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình xác định thống nhất sơ đồ thiết kế tổng thể các thành phần trong xây dựng chính quyền điện tử của cơ quan Nhà nước, chức năng và mối quan hệ giữa các thành phần, đưa ra nhiệm vụ, định hướng về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử của tỉnh.

Đây là căn cứ để các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh xác định trách nhiệm, vị trí của mình trong sự phát triển chính quyền điện tử, chính phủ điện tử đồng bộ, xác định các hệ thống thông tin cần triển khai theo lộ trình phù hợp.

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình là tài liệu giúp lãnh đạo tỉnh có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai chính quyền điện tử kịp thời, chính xác, phục vụ công tác lập, thẩm định, giám sát đầu tư, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho xây dựng, triển khai các dự án, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất, đồng bộ.

quang binh cong bo cac nen tang kien truc chinh quyen dien tu tinh
Sơ đồ kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.

Dự và phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Cục trưởng Cục tin học hóa, kiêm Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) nhìn nhận: Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế ở miền Trung, do đó, việc thu hút đầu tư và cải cách hành chính cần được nâng cao toàn diện. Những năm gần đây, tỉnh đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành, quản lý Nhà nước. Bộ Thông tin Truyền thông và các tập đoàn viễn thông như VNPT, Viettel luôn đồng hành và hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nhiều giải pháp kỹ thuật và phần mềm để xây dựng nền tảng chính quyền điện tử.

Khi vận hành Chính quyền điện tử, sẽ giúp giảm thủ tục hành chính, thời gian đi lại và tránh gây phiên hà cho người dân, doanh nghiệp. Người dân có nhiều lựa chọn trong việc giao dịch hồ sơ như nộp hồ sơ trực tuyến qua đường bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến và theo dõi được tiến độ giải quyết hồ sơ.

Trên cơ sở kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình, các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh xây dựng, triển khai các đề án, kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hằng năm phù hợp, thống nhất, khả thi.

Tài liệu kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình áp dụng cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức khác có thể tham khảo áp dụng để bảo đảm kết nối, liên thông, triển khai đồng bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Thành phần cơ bản của kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh gồm: Người sử dụng, kênh ứng dụng - tương tác; dịch vụ cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ cung cấp cho cán bộ - công chức - viên chức, các dịch vụ chia sẻ và tích hợp, ứng dụng và cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin…

Lộ trình triển khai các thành phần trong kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo hai giai đoạn 2018-2020 và 2021-2025, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương.

quang binh cong bo cac nen tang kien truc chinh quyen dien tu tinh
Trao bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2018 - 2020.

Ông Trần Công Thuật - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định, việc xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình là nhu cầu tất yếu trong cải cách hành chính, từng bước đáp ứng công nghệ thông tin trong thời đại 4.0.

Để triển khai tốt kiến trúc Chính quyền điện tử, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị: Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa phương để hoàn thành việc xây dựng theo kế hoạch và lộ trình đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao hiểu biết của nhân dân và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh về Chính quyền điện tử.

Nhất Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load