Thứ sáu 11/10/2024 03:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quản lý tòa nhà, khu đô thị - nguồn nhân lực bị bỏ ngỏ

16:37 | 30/12/2015

(Xây dựng) - Khi hàng loạt khu đô thị, khu chung cư trên cả nước mọc lên, đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực để quản lý hoạt động trong lĩnh vực này cũng phải phát triển tương ứng. Hiện có một nghịch lý là nhu cầu xã hội thì có nhưng nguồn nhân lực cung cấp cho ngành này lại không được đào tạo chính thống.

Nhu cầu thực tế

Theo thống kê tại TPHCM năm 2015, tổng số căn hộ được tung ra gần 30.000 căn. Tương lai nhu cầu việc làm trong lĩnh vực này là vô cùng lớn. Theo PGS.TS Lê Anh Đức, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 2, theo nghiên cứu và tìm hiểu của chúng tôi cả nước hiện có khoảng 3.000 dự án, mỗi một dự án để duy trì hoạt động, bảo trì hiệu quả cần từ 5 - 7 người. Nhưng hiện nay cả nước chưa có một trường nào đào tạo chuyên ngành quản lý BĐS để cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường.


Chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường CĐXD số 2 và Công ty Savista

Nắm bắt nhu cầu đó, chúng tôi đã phối hợp với Công ty CP Sài Gòn Triển Vọng (Savista) đưa ra 2 ngành học: Quản lý khu đô thị và quản lý tòa nhà với phương pháp hoàn toàn mới là định hướng thực hành (thực hành nhiều hơn lý thuyết).

Đứng ở góc độ quản lý, ông Lê Anh Dũng, Trưởng đại diện phụ trách phía Nam Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS cho biết: nhu cầu về đội ngũ kỹ thuật (lau kính, vệ sinh, bãi xe, điện nước, phòng cháy chữa cháy…) để phục vụ cho việc quản lý các tòa nhà, khu đô thị trên cả nước rất lớn.

Ngành này còn bị bỏ ngỏ và chưa được luật hóa. Tuy nhiên, không chỉ có nhu cầu trong nước mà nhu cầu xuất khẩu lao động sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng rất lớn.

Chương trình mới - cả ba đều có lợi

Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 và Công ty CP Sài Gòn Triển Vọng ký kết hợp tác đào tạo 2 ngành học quản lý tòa nhà và quản lý đô thị. Chương trình này có rất nhiều ưu điểm so với các chương trình đào khác, được thiết kế từng modul phù hợp với điều kiện của người học kéo dài từ 9 tháng - 24 tháng (đối với nghề quản lý tòa nhà) và 9 - 30 tháng (đối với quản lý khu đô thị) tương ứng với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Với chương trình này, người học được hưởng lợi đầu tiên vì chi phí học thấp, được thực tập (70%) tại các dự án bất động sản, được hưởng lương khi đi thực tập, được nhận vào làm ngay khi ra trường nếu có năng lực.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - TGĐ Công ty Savista nhìn nhận: Hiện tại nghề quản lý tòa nhà mới đang chỉ mang tính chất đào tạo ngắn hạn. Chủ yếu vẫn là nghề dạy nghề và do các doanh nghiệp quản lý tự xây dựng hoạt động đào tạo, phát triển nhân sự cho phù hợp với nhu cầu của mình. Thường khi tuyển dụng chúng tôi phải mất từ 3 - 6 tháng để đào tạo lại.

Ông Dũng dẫn chứng thêm: Thực tế quản lý tòa nhà là nghề chỉ cần người được đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng, hiện nay ngay cả người làm cũng ngộ nhận vào làm quản lý bất động sản là làm vị trí của người quản lý. Nhưng hầu hết đội ngũ được tuyển dụng vào Savista lại tốt nghiệp đại học. Nhiều em tốt nghiệp đại học ngành ngân hàng, kỹ thuật cũng sẵn sàng làm ở vị trí lễ tân, kỹ sư cơ điện cũng vào những vị trí vận hành máy bơm, vận hành thiết bị điện tòa nhà thay vì chỉ cần trình độ sơ cấp mất 9 tháng đào tạo là được. Điều đó cho thấy cả xã hội đang lãng phí rất lớn về tiền bạc và con người.

Bùi Hiền

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load